Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang (Trang 52 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.5.Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang khá đa dạng, hiện đang tồn tại 3 phương thức chính, đó là:

+ Nuôi nhốt hoàn toàn + Nuôi bán chăn thả + Chăn thả tự do

Trong đó, phương thức bán chăn thả là phương thức phổ biến nhất. Để hiểu thêm về mức độ nhiễm cúm gia cầm ở các phương thức chăn nuôi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm ở 3 phương thức chăn nuôi. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phƣơng thức chăn nuôi

Năm

Tổng số gia cầm

mắc (con)

Phƣơng thức chăn nuôi

Nuôi nhốt Bán chăn thả Chăn thả

Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) 2004 245.038 16.900 6,89 22.267 9.09 205.871 84,02 2005 134.499 7.300 5,43 15.190 11,29 112.009 83,28 2007 37.199 3000 8,06 4.449 11,96 29.750 79,98 2012 1500 0 0 1500 100 0 0 2013 0 0 0 0 0 0 0 Tính chung 418.236 27.200 6,50 43.406 10,38 347.630 83,12

Từ số liệu trên bảng 3.5, có thể nhận thấy: Dịch cúm gia cầm xảy ra ở cả 3 phương thức chăn nuôi với tỷ lệ rất khác nhau. Gia cầm được nuôi theo phương thức chăn thả tự do có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (83,12%), phương thức bán chăn thả tỷ lệ gia cầm mắc bệnh 10,38%, phương thức nuôi nhốt hoàn toàn tỷ lệ mắc thấp nhất (6,50%).

Theo chúng tôi, tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm khác nhau rất rõ rệt ở 3 phương thức chăn nuôi là do: Ở những trại gà chăn nuôi công nghiệp tập trung (nuôi nhốt) thường thực hiện quy trình tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt, chế độ chăm sóc tốt hơn, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp. Các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc thả tự do trên vườn. Ở các hộ này, thường vấn đề tiêm phòng vaccine và quá trình chăm sóc, vệ sinh kém, đa số không chú ý tiêm phòng vaccine cúm gia cầm nên tỷ lệ nhiễm bệnh thường cao hơn. Mặt khác, khi có dịch xảy ra, những đàn gia cầm chăn thả tự do, quá trình lây lan mầm bệnh từ gia cầm khỏe sang gia cầm bị bệnh nhanh và dễ dàng hơn.

Như vậy, để hạn chế khả năng mắc bệnh cúm gia cầm, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tác dụng của tiêm phòng vaccine. Đặc biệt, khi xảy ra dịch cần tiêu hủy những gia cầm bị bệnh nhằm hạn chế lây lan đồng thời cần khuyến cáo người dân chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả để tiện cho quá trình quản lý, chăm sóc và phòng bệnh đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang (Trang 52 - 53)