3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo mùa
Mùa vụ là yếu tố được rất nhiều nhà nghiên cứu dịch tễ học quan tâm. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm theo 2 mùa Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo mùa
Thời gian Tổng số gia cầm mắc bệnh (con)
Mùa
Đông Xuân Hè Thu
Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 2004 245.038 227.815 92,9 17.223 7,1 2005 134.499 0 0 134.499 100 2007 37.199 37.199 100 0 0 2012 1500 1000 66,7 500 33.3 2013 0 0 0 0 0 Tính chung 418.236 266.014 63,6 152.222 36,4
Từ số liệu bảng 3.3 cho ta thấy: Trong những năm qua, tại tỉnh Bắc Giang dịch cúm gia cầm xảy ra ở cả 2 mùa Đông Xuân và Hè Thu nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa Đông Xuân (266.014 con bị mắc, chiếm 63,6% trong các đợt dịch). Sang mùa Hè Thu, số gia cầm mắc bệnh cúm ít hơn 152.222 con, chiếm 36,4%).
Vào mùa Đông Xuân, thời tiết thường âm u, cường độ ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm cho sức đề kháng tự nhiên của con vật kém. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus (trong đó có virus cúm H5N1)
phát triển làm tăng khả năng gây bệnh. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm chính vụ, người dân chăn nuôi mạnh nhất trong năm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm những tháng giáp tết, mật độ nuôi cao, gối đàn liên tục làm tăng mức độ ô nhiễm chuồng trại dẫn tới gia cầm dễ mẫn cảm với mầm bệnh nói chung và virus cúm gia cầm nói riêng. Mặt khác, vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng lên mạnh nên việc vận chuyển, buôn bán gia cầm cũng tăng lên, làm cho dịch bệnh dễ lây lan từ vùng này sang vùng khác.
Vào mùa Hè Thu, số lượng gia cầm mắc bệnh giảm xuống. Theo chúng tôi, vào mùa này, ẩm độ thấp, nhiệt độ cao, cường độ chiếu sáng mạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát tán của virus cúm. Mặt khác, thời điểm này mật độ chăn nuôi gia cầm cũng ít hơn so với các mùa khác nên áp lực dịch bệnh cũng thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Nguyễn Ngọc Tiến (2013) [26] tác giả cho rằng: Các ổ dịch có thể xuất hiện bất kỳ vào thời gian nào trong năm, tuy nhiên có xu hướng xuất hiện tập trung vào tháng 1 - 3.
Kết quả điều tra này cũng phù hợp với bài dịch của Đỗ Ngọc Thúy (2008) [24], vào mùa đông, nhiệt độ thấp, lớp vỏ virus trở nên cứng thành một dạng gel có khả năng co giãn như cao su có thể bảo vệ virus. Tuy nhiên, ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel bảo hộ này bị tan chảy làm giảm khả năng bảo vệ của virus chống lại các yếu tố khác.
Như vậy, thường về mùa Đông Xuân sức đề kháng của virus kém nên tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm cao hơn so với mùa Hè Thu. Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cúm gia cầm cần khuyến cáo người dân chú ý phòng bệnh định kỳ và thường xuyên cho đàn gia cầm, đặc biệt vào mùa Đông Xuân.