Bệnh tích bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 79)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.5.2.Bệnh tích bệnh cúm gia cầm

a. Các biến đổi bệnh lý đại thể

Mức độ biến đổi các bệnh lý đại thể phụ thuộc rất nhiều vào độc lực của virus và quá trình diễn biến bệnh.

* Thể á cấp tính

- Viêm mũi từ thể cata đến mủ và bị casein hoá gây tịt mũi, thối mí mắt. Túi khí dầy lên và có nhiều fibrin bám dính.

- Phúc mạc bị viêm nặng từ cata đến fibrin và nhiều khi trứng non dập vỡ gây viêm dính các cơ quan nội tạng. Vì thế, một số tác giả gọi hiện tượng này là “Viêm phúc mạc do lòng đỏ trứng”.

- Buồng trứng bị xuất huyết, trứng non dập vỡ, ống dẫn trứng viêm. - Ruột bị viêm cata hoặc fibrin, nặng nhất là vùng giáp ruột non và ruột già.

* Thể cấp tính

- Một số gà chết quá nhanh mà không để lại bệnh tích điển hình nhưng ở những gà khác thì các biến đổi đại thể lại thể hiện khá rõ.

- Mào và tích thâm tím, sưng dày lên, phù nề, đầu sưng to. - Xuất huyết dưới da chân, xác gà khô, gầy, thịt thâm xám.

- Miệng có nhiều dịch nhày, nhớt. Lỗ huyệt bẩn, niêm mạc hậu môn bị phù nề xuất huyết.

- Xoang mũi và xoang trán bị viêm cata đến viêm có mủ. Khí quản viêm xuất huyết chứa nhiều đờm, đôi khi lẫn máu.

- Phổi bị viêm nặng từ cata đến xuất huyết, hoại tử. Túi khí dầy và có nhiều fibrin bám dính.

- Tim xuất huyết điểm nặng và viêm dính phúc mạc, xoang tim chứa nước màu vàng sánh, có khí đục. Xuất huyết trên màng tim, mỡ vành tim và cơ tim xuất huyết.

- Dạ dày tuyến xuất huyết, có khi viêm loét.

- Xuất huyết mỡ bụng, mỡ màng treo ruột, mỡ màng bao tim rất rõ, đây là một trong những bệnh tích điển hình của cúm gia cầm.

- Gan teo hoại tử, lách biến màu lốm đốm vàng và rắn chắc hơn bình thường.

- Buồng trứng, ống dẫn chứng viêm xuất huyết.

- Ruột xuất huyết đặc biệt ở vùng hậu môn và van hồi manh tràng.

* Đối với ngan và vịt

- Các biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm ở ngan và vịt về cơ bản giống như ở gà. Tuy nhiên, tần suất biến đổi bệnh lý tập trung chủ yếu ở phổi, tim, buồng trứng và đường ruột.

- Viêm xuất huyết phổi, xung huyết dưới màng xương lồng ngực được thấy thường xuyên và có thể đây là những biến đổi có tính đặc thù của bệnh cúm ở ngan và vịt (Lê văn Năm, 2004) [17].

b. Các biến đổi bệnh lý vi thể

Bệnh tích vi thể của bệnh cúm thường khác nhau tuỳ thuộc theo độc lực của virus và các loài mắc bệnh.

- Thận: Tế bào ống thận hoại tử, xuất huyết nang Bowman giãn rộng. - Phổi: Xuất huyết tràn lan, nhiều vùng phế nang bị bịt kín các tế bào viêm và dịch rỉ viêm.

- Lách chứa đầy hồng cầu.

- Tế bào gan hoại tử, có nhiều hồng cầu trong nhu mô gan và có nhiều tế bào tập trung ở mạch quản.

- Dạ dày tuyến dầy, phù, sưng, xuất huyết. Niêm mạc ruột hoại tử, xuất huyết (Lê Văn Năm, 2004) [16].

1.6. Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

Theo quy trình chẩn đoán bệnh Cúm gia cầm tại phòng xét nghiệm - Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, ta có sơ đồ chẩn đoán bệnh như sau:

Sơ đồ chẩn đoán bệnh cúm gia cầm.

(Nguồn: Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát hiện kháng thể (HI) Phát hiện virus

Kết luận bệnh

(+) (-)

Đặc điểm dịch tễ học

Kiểm tra lâm sàng

Lấy mẫu bệnh phẩm

(huyết thanh, swab, phủ tạng..)

Phân lập virus RT-PCR (RRT-PCR) (+) (-) Giám định (HI) Phân lập lần 2 Phân lập virus

* Chẩn đoán phân biệt

Bệnh cúm gia cầm cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau đây: - Bệnh Newcastle

- Bệnh Gumboro

- Bệnh Tụ huyết trùng

* Kết luận

- Nếu kết quả phân lập dương tính virus, giám định HI dương tính với kháng huyết thanh chuẩn, kết luận dương tính virus cúm .

- Nếu kết quả RT-PCR (RRT-PCR) dương tính, kết luận dương tính virus cúm.

- Nếu gia cầm chưa tiêm phòng, phát hiện có kháng thể cúm, kết luận gia cầm đã nhiễm virus cúm.

- Nếu kết quả phân lập âm tính, RT-PCR (RRT-PCR) âm tính, kết luận âm tính virus cúm.

1.7. Phòng chống bệnh cúm gia cầm

1.7.1. Kiểm soát dịch bệnh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [2], để đạt được hiệu quả cao trong công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm thì phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Đối với nguồn bệnh: Tiêu hủy triệt để gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện bệnh. Khi phát hiện thấy gia cầm mang virus phải tiêu hủy ngay.

Đối với yếu tố truyền lây: Thực hiện tốt kiểm dịch vận chuyển, kiểm dịch gia cầm nhập khẩu, không vận chuyển gia cầm từ các nước hoặc các khu vực có dịch vào địa phương. Thực hiện nuôi nhốt, cách ly, hạn chế người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi. Không nuôi

chung các loại gia cầm (gà, vịt, ngan) trong cùng chuồng nuôi. Quản lý chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ gia cầm. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc. Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm để người chăn nuôi và nhân dân tự giác, chủ động thực hiện.

Đối với động vật cảm thụ: Tích cực tuyên truyền để thay đổi dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp. Quy hoạch khu vực chăn nuôi gia cầm xa khu dân cư. Xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho gia cầm.

Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay, để kiểm soát dịch cúm gia cầm có hiệu quả, một biện pháp rất quan trọng là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cho đàn gia cầm.

Như vậy, để kiểm soát dịch cúm gia cầm có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine cho đàn gia cầm.

1.7.2. Vaccine phòng bệnh cúm gia cầm

Tiêm phòng vaccine là một chiến lược để phòng chống bệnh cúm gia cầm. Theo FAO và OIE , việc sử dụng các loại vaccine phòng cúm gia cầm có thể bảo hộ tốt chống lại bệnh lâm sàng ở gà bằng cách làm giảm tỷ lệ chết và các thiệt hại về kinh tế khác. Sử dụng đúng vaccine cho đàn gia cầm sẽ làm giảm lượng virus bài thải ra môi trường, ngừng hẳn bài thải virus vào ngày 13 - 18 sau khi tiêm, phòng được sự lây virus cường độc do tiếp xúc, tăng sức đề kháng của gia cầm.

Theo Ilaria. C and Stefano. M (2004) [10], khi dịch cúm gia cầm xảy ra ở vùng có mật độ nuôi cao, nơi mà các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt cho thấy không phù hợp với hệ thống chăn nuôi hiện đại thì tiêm chủng vaccine được coi là giải pháp hàng đầu để khống chế lây lan dịch bệnh.

Theo Tô Long Thành (2007) [22], tiêm phòng vaccine là một chiến lược hỗ trợ có thể cân nhắc khi bệnh đã lây ra một phạm vi nào đó mà nó đã vượt quá sự kiểm soát của cơ quan chuyên môn thú y hoặc vượt quá mức chí phí dự kiến cho các chiến dịch tiêu hủy rộng lớn. Tiêm phòng cũng có thể cân nhắc ở giai đoạn sớm hơn khi cơ sở hạ tần và năng lực của ngành thú y được ghi nhận là kém và không đủ sức ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Nguyễn Thu Thủy (2013) [25], từ cuối năm 2005 đến nay, Việt Nam đã tổ chức tiêm phòng vaccine (phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc) cho đàn gia cầm, kết hợp với các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp khác nên đã đạt được một số kết quả nhất định như: Khống chế được dịch lưu hành, dịch không xảy ra ở diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm, đàn gia cầm vẫn tăng trưởng đều qua các năm, các trang trại lớn đều không có dịch, đặc biệt đã giảm thiểu ca nhiễm bệnh cúm trên người.

Từ những đòi hỏi cấp thiết của tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong nước, trên cơ sở những ý kiến của các nhà chuyên môn và qua thử nghiệm thực tế sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh cúm gia cầm đã quyết định: “Sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm như là một vũ khí quan trọng hỗ trợ tích cực cho việc khống chế dịch bệnh tại Việt Nam”.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005) [2], các loại gia cầm trong diện tiêm bao gồm: Các loại gà giống thương phẩm, gà thịt, gà chọi, các loại vịt như: Vịt đẻ trứng thương phẩm, vịt thịt, các loại ngan như ngan đẻ trứng thương phẩm, ngan thịt và kể cả ngỗng.

Từ năm 2005 tới nay, Việt Nam đã tổ chức tiêm phòng vaccine phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc: H5N1, H9N2, H5N2 và Trovac (Nguyễn Thu Thủy, 2013) [25].

Qua nhiều năm sử dụng vaccine cúm gia cầm do Trung Quốc sản xuất cho thấy vaccine có chất lượng và đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt, tình hình

gia cầm bị bệnh cúm giảm, không có các ổ dịch lớn xuất hiện và giám sát các đàn gia cầm sau tiêm phòng cho thấy miễn dịch quần thể luôn đạt ở ngưỡng bảo hộ. Vì vậy, việc sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm đã là một trong các biện pháp phòng bệnh không thể thiếu ở nước ta.

Tuy nhiên, hạn chế chính là ở chỗ do phải nhập khẩu vaccine nên chi phí cao và việc cung cấp không được chủ động. Để từng bước giải quyết những khó khăn trong việc cung cấp vaccine phòng bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm nuôi ở việt Nam, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm” do Viện công nghệ sinh học chủ trì, với sự tham gia thực hiện của Công ty thuốc thú y TW – Navetco, Xí nghiệp thuốc thú y TW – Navetco và Viện thú y, Công ty thuốc thú y TW – Navetco đã được Bộ khoa học công nghệ và môi trường và Bộ Nông nghiệp & PTNT giao thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm vaccine cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng chống bệnh cho gia cầm”. Từ năm 2011, 30 triệu liều vaccine Navet – Vifluvac đã được đưa vào sử dụng nhằm khắc phục những hạn chế trên.

1.8. Một số nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của bệnh cúm gia cầm, Viện Thú y Quốc gia đã hợp tác với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhằm tăng cường năng lực, trang thiết bị và kỹ thuật phát hiện, phân lập và giám định virus. Đến cuối năm 2003, Viện Thú y đã có đủ khả năng về con người và vật liệu để xác định chủng H5 virus cúm gia cầm.

* Kết quả nghiên cứu phân lập virus

Với sự giúp đỡ của CDC, chủng virus cúm gia cầm lưu hành ở Việt Nam được xác định là H5N1 và công bố dịch vào ngày 8/1/2004.

Khi phân tích các mẫu virus cúm thông qua giải mã gene, Nguyễn Tiến Dũng (2004) [7] cho thấy: Dịch cúm gia cầm tại Việt Nam là do một loại virus duy nhất (cả về không gian và thời gian gây ra). Có nghĩa là dịch có nguồn gốc

từ một ổ dịch ban đầu sau đó lây ra khắp cả nước. Virus cúm gia cầm Việt Nam có nguồn gốc từ các virus cúm lưu hành ở Trung Quốc.

* Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học

Năm 2004, khi dịch cúm xảy ra, tác giả Lê Văn Năm đã có nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm bệnh lý ở gà, ngan, vịt, gà tây, chim vẹt nhằm giúp cho việc chẩn đoán được thuận lợi hơn.

Các nghiên cứu khi khảo sát dịch tễ của 3 đợt dịch đã chỉ ra rằng nguồn gốc các ổ dịch trong vụ dịch đầu năm 2004 là do sự di truyền của đàn gia cầm giống, còn đợt dịch thứ 2 là từ ngan sau đó đến vịt gây ra và ở đợt dịch thứ 3 tại Tây Nam Bộ là do dịch địa phương do bán gia cầm và vit mang trùng (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005) [8].

Một nghiên cứu khác tại đồng bằng Bắc Bộ cho thấy tỷ lệ gà có huyết thanh dương tính ở hộ chăn nuôi là 9,4%, trong khi đó ở hộ chăn nuôi gà lẫn vịt là 69,5%. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc cúm gia cầm của gà nuôi lẫn thủy cầm cao gấp 8 lần so với nuôi riêng biệt.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng là các loại gà, vịt, ngan nuôi ở các phương thức khác nhau thuộc quy mô tỉnh Bắc Giang.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến nay.

- Xác định những biến đổi bệnh lý đại thể ở gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1. - Xác định những biến đổi bệnh lý vi thể ở gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1.

2.3. Vật liệu dùng trong nghiên cứu

Các trang thiết bị, cơ sở vật chất của phòng Bệnh lý - Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương.

- Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu là phổi, tim, gan, thận…. của gà mắc bệnh.

- Hoá chất sử dụng làm tiêu bản vi thể, trong nuôi cấy tế bào, nhuộm hóa miễn dịch: formol 10%, cồn, xylen, parafin, thuốc nhuộm haematoxylin, thuốc nhuộm eosin...

- Tủ lạnh, tủ ấm 370C, tủ sấy...

- Máy đúc tự động, máy cắt Microton, máy PCR, máy chụp ảnh gel. - Các dụng cụ khác gồm: Lam kính, kính hiển vi, găng tay… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu và tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2004 đến năm 2013 đến năm 2013

Thu thập số liệu của chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang và điều tra thực tế năm 2012.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study), nghiên cứu dịch tễ học phân tích (Analytic study) và nghiên cứu dịch tễ học thực nghiệm.

- Phương pháp dịch tễ học nghiên cứu hồi quy dựa vào bảng câu hỏi điều tra để tổng hợp các thông tin về các ổ dịch.

- Phương pháp dịch tễ học thực địa dựa vào việc điều tra ổ dịch để tổng hợp các yếu tố nguy cơ làm phát tán lây lan dịch bệnh và so sánh đối chiếu các thông tin của một số ổ dịch.

2.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

* Phương pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng:

Để xác định được triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gia cầm bị bệnh, chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép, thống kê các biểu hiện lâm sàng của gia cầm từ khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. Đồng thời dựa vào các đặc điểm dịch tễ học, những can thiệp trong quá trình bệnh xảy ra cũng như thu thập các thông tin liên quan, tiến hành phân tích, thống kê để đưa ra những kết quả chính xác. Xác định chính xác những triệu chứng lâm sàng chủ yếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho các bước chẩn đoán tiếp theo.

* Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

Có nhiều phương pháp chẩn đoán virus cúm gia cầm trong phòng thí nghiệm nhưng để có kết quả nhanh, thông thường ta dùng phương pháp RT – PCR. Nếu có virus cúm hoặc virus cúm thuộc subtype nào dựa vào primer chạy mẫu.

2.4.4. Phương pháp mổ khám

Đối với những gà mắc bệnh cúm còn sống, chúng tôi quan sát triệu chứng lâm sàng và kiểm tra tổn thương bên ngoài, trên da. Với những gia cầm gần chết hoặc đã chết có triệu chứng rõ ràng chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra tổn thương đại thể của tất cả các cơ quan theo quy trình mổ khám của Trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biến đổi bệnh lý của bệnh cúm gia cầm type H5N1 tại tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 79)