3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang từ
2004 đến năm 2013.
Để đánh giá tình hình bệnh cúm gia cầm H5N1 của tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến năm 2013, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm, kết quả được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm từ năm 2004 đến năm 2013 Thời gian Tổng số gia cầm của tỉnh (con) Số huyện có dịch Số hộ có dịch Số gia cầm bị tiêu hủy (con) Tỷ lệ (%) 2004 8.257.000 9/10 812 245.038 2,7 2005 9.075.000 2/10 394 134.499 1,5 2007 10.979.000 7/10 172 37.199 0,3 2012 15.964.000 1/10 2 1500 0,09 2013 16.984.000 0 0 0 0
Tại Bắc Giang, dịch cúm gia cầm bắt đầu xảy ra mạnh từ cuối năm 2003, đầu năm 2004. Dịch xảy ra bất ngờ trên diện rộng (9/10 huyện) làm số gia cầm bị chết và tiêu hủy rất lớn: 245.038 con (chiếm 2,7% số gia cầm của tỉnh). Từ khi dịch xảy ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã đề ra các biện pháp thích hợp để phòng chống bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là biện pháp tiêm phòng vaccine và vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, do tính chất bất ngờ nên việc thanh toán dịch bệnh là vấn đề vô cùng khó khăn.
Đến năm 2005, dịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng mức độ và quy mô nhỏ hơn so với năm trước (xảy ra tại 2/10 huyện), làm số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 134.499 con (chiếm tỷ lệ 1,5% so với số gia cầm của tỉnh). Sở dĩ số lượng gia cầm mắc bệnh và chết ít hơn so với năm trước là do đã có sự chủ động trong vấn đề phòng bệnh.
Trong suốt năm 2006, trên địa tỉnh không có dịch cúm gia cầm nào xảy ra. Đến năm 2007, dịch lại bùng phát. So với năm 2005, đợt dịch này xảy ra trên diện rộng hơn (7/10 huyện có dịch) nhưng số ổ dịch nhiều hơn và số gia cầm bị chết và tiêu hủy ít hơn (37.199 con).
Từ năm 2007 tới nay, nhìn một cách tổng thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dịch cúm gia cầm xảy ra rất nhỏ lẻ. Năm 2012, phát hiện 2 ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang cùng với chính quyền địa phương đã chủ động khống chế và xử lý triệt để nên đã dập tắt ổ dịch trong thời gian ngắn và không lây lan ra diện rộng.
Tóm lại, dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang xảy ra với mức độ và quy mô giảm dần, đến nay nó đã trở thành dịch mang tính chất địa phương. Nguyên nhân là tỉnh đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống cúm và áp dụng đồng quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: chủ động phát hiện dịch sớm, tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, nghiêm cấm vận chuyển lưu thông gia cầm ra vào vùng dịch và các vùng xung quanh, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh vì bệnh có khả năng lây sang người... Do vậy, hầu hết các ổ dịch mới xảy ra đều được phát hiện sớm, kịp thời, không gây thiệt hại lớn.