3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.4.5. Phương pháp làm tiêu bản vi thể
Từ những mẫu bệnh phẩm có các biến đổi đại thể cần tiến hành làm tiêu bản để xác định bệnh tích vi thể chủ yếu của bệnh. Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin, nhuộm Haematoxilin – Eosin (HE) theo phương pháp của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, các bước của quá trình làm tiêu bản vi thể như sau:
Lấy mẫu: Sau khi mổ khám xong, lấy mẫu các tổ chức gan, não, lách, phổi, ruột... mẫu bệnh phẩm được cắt thành những miếng nhỏ hình chữ nhật hoặc hình tam giác sao cho tiết diện đủ cả phần trong và ngoài tổ chức, cho vào bình đựng dung dịch Formol 10% (thể tích gấp 9 lần thể tích bệnh phẩm), với tổ chức nổi (phổi) dùng gạc phủ lên trên.
Làm tiêu bản vi thể:
+ Lấy các miếng tổ chức cố định trong Formol ra cắt mỏng 2 - 3 mm, cho vào máy chạy tự động (để qua đêm).
+ Đúc khuôn. + Cắt tiêu bản:
Cắt gọt khối block, để trên mặt khay đá hoặc máy làm lạnh.
Đặt khối block nến song song với mép lưỡi dao, cắt chiều dày 2 - 5µm. Chọn lát cắt tiêu bản phẳng thả vào nồi chưng cất nhiệt độ nước 30 - 350C, dùng lam kính vớt dán lát cắt bằng albumin rồi để khô.
+ Nhuộm tiêu bản Hα E
Tẩy nến trong xylen 3 lần, mỗi lần 3 - 5 phút. Ngâm cồn tuyệt đối 3 - 5 phút.
Ngâm sang cồn 90% để 3 - 5 phút. Ngâm sang cồn 70% để 3 - 5 phút. Rửa dưới vòi nước chảy 3 - 5 phút.
Ngâm trong thuốc nhuộm Hematoxylin 2 - 5 phút. Rửa dưới vòi nước chảy 3 - 5 phút.
Ngâm trong thuốc nhuộm Eosin 1 - 5 phút.
Để khô trong nhiệt độ phòng (hoặc ngâm trong cồn 90% và cồn tuyệt đối), chuyển sang xylen 2 lần, mỗi lần 2 - 3 phút, gắn lamen. Để khô, soi kính.
+ Soi kiểm tra dưới kính hiển vi: Từ vật kính có độ phóng đại thấp đến vật kính có độ phóng đại cao.
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Excel.
2.6. Địa điểm nghiên cứu
Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương - Cục thú y, các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Chi cục thú y tỉnh Bắc Giang.
2.7. Thời gian nghiên cứu
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang
3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang từ năm 2001 đến nay
Để đánh giá thiệt hại của dịch cúm gia cầm đối với ngành chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành thống kê các số liệu về tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh trước và sau khi có dịch cúm. Số liệu được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang từ 2001 - 2013
Năm Số lƣợng gia cầm (1000 con) Tỷ lệ tăng đàn (%) Sản lƣợng thịt (tấn) Tỷ lệ tăng (%) Sản lƣợng trứng (quả) Tỷ lệ tăng (%) 2001 7.564 6,9 9.751 - 55.715 - 2002 8.102 7,1 10.206 4,7 57.270 2,8 2003 9.962 22.9 10.779 5,6 68.896 18,7 2004 8.257 -17,1 11.156 3,5 71.307 3,5 2005 9.075 9,9 12.166 9,1 76.369 7,1 2006 10.270 13,3 13.504 11,0 79.850 4,6 2007 10.979 6,9 14.233 5,4 82.165 2,9 2008 11.758 7,1 15.044 5.7 84.712 3,1 2009 12.639 7,5 15.916 5,8 87.676 3,5 2010 13.650 8,0 16.886 6,1 90.920 3,7 2011 14.755 8,1 17.916 6,4 94.193 3.6 2012 15.964 8,2 19.116 6.7 97.395 3.4 2013 16.984 6,3 20.358 6,5 99.927 2,6
Từ số liệu trên bảng 1.1 cho thấy:
Giai đoạn trước khi có dịch cúm gia cầm (2001-2003), ngành chăn nuôi gia cầm phát triển khá ổn định với mức tăng bình quân đạt khoảng 7%/năm. Thậm chí năm 2003 mức tăng đàn đạt 22,9% so với năm 2002.
Cùng với sự tăng về số lượng gia cầm, sản lượng thịt và trứng cũng có mức tăng trưởng đáng kể hàng năm. Sản lượng thịt tăng khoảng 5% mỗi năm. Sản lượng trứng cũng tăng mức trên 2,8%. Trong năm 2003, cùng với mức tăng đàn, sản lượng trứng cũng tăng 18,7%.
Tuy nhiên, khi dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2003, do tính chất bất ngờ của dịch nên thiệt hại đối với ngành chăn nuôi là rất lớn. Số lượng đàn gia cầm năm 2004 đã giảm tới 17,1% so với năm 2003 (giảm hơn 14 triệu con gia cầm).
Năm 2005 có sự phục hồi của ngành chăn nuôi gia cầm sau 2 năm dịch liên tiếp xảy ra, tổng đàn gia cầm tăng 9,9% so với năm 2004 nhưng vẫn chưa đạt được số lượng, chất lượng như trước khi dịch xảy ra. Sản lượng trứng tăng hơn 7% và sản lượng thịt tăng hơn 9%.
Trong các năm từ 2005 - 2007, dịch cúm vẫn liên tiếp tái phát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp chống dịch (sử dụng vắc xin tiêm phòng, phát hiện dịch sớm, khoanh vùng cách ly, tiêu độc khử trùng triệt để...) nên hầu hết các ổ dịch đề được khống chế, giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, năm 2006 tỷ lệ tăng đàn vẫn đạt 13,3%, số lượng gia cầm là khoảng 10,3 triệu con, cao hơn thời điểm chưa có dịch. Sản lượng thịt và trứng đều tăng đáng kể.
Từ năm 2008 - 2013 đánh giá một cách tổng thể, không thấy xuất hiện dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Riêng năm 2012 có phát hiện 2 ổ dịch nhỏ, được phát hiện kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. Mức độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thể hiện qua sự tăng đàn, sản lượng thịt, trứng vẫn duy trì và tăng trưởng đều so với năm 2006.
Từ các nhận xét trên, có thể đánh giá thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra đối với ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang trong những năm đầu dịch mới xuất hiện là khá nghiêm trọng. Tổng đàn gia cầm đã sụt giảm rõ rệt về số lượng, chất lượng và phải mất từ 2 - 3 năm sau mới có thể phục hồi phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo sau khi tạm khống chế dịch do các chính sách khuyến khích chăn nuôi và công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn nên ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang đã được phục hồi và phát triển khá ổn định.
3.1.2. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến năm 2013. 2004 đến năm 2013.
Để đánh giá tình hình bệnh cúm gia cầm H5N1 của tỉnh Bắc Giang từ năm 2004 đến năm 2013, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm, kết quả được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm từ năm 2004 đến năm 2013 Thời gian Tổng số gia cầm của tỉnh (con) Số huyện có dịch Số hộ có dịch Số gia cầm bị tiêu hủy (con) Tỷ lệ (%) 2004 8.257.000 9/10 812 245.038 2,7 2005 9.075.000 2/10 394 134.499 1,5 2007 10.979.000 7/10 172 37.199 0,3 2012 15.964.000 1/10 2 1500 0,09 2013 16.984.000 0 0 0 0
Tại Bắc Giang, dịch cúm gia cầm bắt đầu xảy ra mạnh từ cuối năm 2003, đầu năm 2004. Dịch xảy ra bất ngờ trên diện rộng (9/10 huyện) làm số gia cầm bị chết và tiêu hủy rất lớn: 245.038 con (chiếm 2,7% số gia cầm của tỉnh). Từ khi dịch xảy ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã đề ra các biện pháp thích hợp để phòng chống bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là biện pháp tiêm phòng vaccine và vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, do tính chất bất ngờ nên việc thanh toán dịch bệnh là vấn đề vô cùng khó khăn.
Đến năm 2005, dịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng mức độ và quy mô nhỏ hơn so với năm trước (xảy ra tại 2/10 huyện), làm số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 134.499 con (chiếm tỷ lệ 1,5% so với số gia cầm của tỉnh). Sở dĩ số lượng gia cầm mắc bệnh và chết ít hơn so với năm trước là do đã có sự chủ động trong vấn đề phòng bệnh.
Trong suốt năm 2006, trên địa tỉnh không có dịch cúm gia cầm nào xảy ra. Đến năm 2007, dịch lại bùng phát. So với năm 2005, đợt dịch này xảy ra trên diện rộng hơn (7/10 huyện có dịch) nhưng số ổ dịch nhiều hơn và số gia cầm bị chết và tiêu hủy ít hơn (37.199 con).
Từ năm 2007 tới nay, nhìn một cách tổng thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dịch cúm gia cầm xảy ra rất nhỏ lẻ. Năm 2012, phát hiện 2 ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang cùng với chính quyền địa phương đã chủ động khống chế và xử lý triệt để nên đã dập tắt ổ dịch trong thời gian ngắn và không lây lan ra diện rộng.
Tóm lại, dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang xảy ra với mức độ và quy mô giảm dần, đến nay nó đã trở thành dịch mang tính chất địa phương. Nguyên nhân là tỉnh đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống cúm và áp dụng đồng quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: chủ động phát hiện dịch sớm, tiêm phòng vaccine để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, nghiêm cấm vận chuyển lưu thông gia cầm ra vào vùng dịch và các vùng xung quanh, tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh vì bệnh có khả năng lây sang người... Do vậy, hầu hết các ổ dịch mới xảy ra đều được phát hiện sớm, kịp thời, không gây thiệt hại lớn.
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo mùa
Mùa vụ là yếu tố được rất nhiều nhà nghiên cứu dịch tễ học quan tâm. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm theo 2 mùa Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh cúm theo mùa
Thời gian Tổng số gia cầm mắc bệnh (con)
Mùa
Đông Xuân Hè Thu
Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 2004 245.038 227.815 92,9 17.223 7,1 2005 134.499 0 0 134.499 100 2007 37.199 37.199 100 0 0 2012 1500 1000 66,7 500 33.3 2013 0 0 0 0 0 Tính chung 418.236 266.014 63,6 152.222 36,4
Từ số liệu bảng 3.3 cho ta thấy: Trong những năm qua, tại tỉnh Bắc Giang dịch cúm gia cầm xảy ra ở cả 2 mùa Đông Xuân và Hè Thu nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa Đông Xuân (266.014 con bị mắc, chiếm 63,6% trong các đợt dịch). Sang mùa Hè Thu, số gia cầm mắc bệnh cúm ít hơn 152.222 con, chiếm 36,4%).
Vào mùa Đông Xuân, thời tiết thường âm u, cường độ ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm cho sức đề kháng tự nhiên của con vật kém. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus (trong đó có virus cúm H5N1)
phát triển làm tăng khả năng gây bệnh. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm chính vụ, người dân chăn nuôi mạnh nhất trong năm để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm những tháng giáp tết, mật độ nuôi cao, gối đàn liên tục làm tăng mức độ ô nhiễm chuồng trại dẫn tới gia cầm dễ mẫn cảm với mầm bệnh nói chung và virus cúm gia cầm nói riêng. Mặt khác, vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng lên mạnh nên việc vận chuyển, buôn bán gia cầm cũng tăng lên, làm cho dịch bệnh dễ lây lan từ vùng này sang vùng khác.
Vào mùa Hè Thu, số lượng gia cầm mắc bệnh giảm xuống. Theo chúng tôi, vào mùa này, ẩm độ thấp, nhiệt độ cao, cường độ chiếu sáng mạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát tán của virus cúm. Mặt khác, thời điểm này mật độ chăn nuôi gia cầm cũng ít hơn so với các mùa khác nên áp lực dịch bệnh cũng thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Nguyễn Ngọc Tiến (2013) [26] tác giả cho rằng: Các ổ dịch có thể xuất hiện bất kỳ vào thời gian nào trong năm, tuy nhiên có xu hướng xuất hiện tập trung vào tháng 1 - 3.
Kết quả điều tra này cũng phù hợp với bài dịch của Đỗ Ngọc Thúy (2008) [24], vào mùa đông, nhiệt độ thấp, lớp vỏ virus trở nên cứng thành một dạng gel có khả năng co giãn như cao su có thể bảo vệ virus. Tuy nhiên, ở nhiệt độ ấm hơn thì lớp gel bảo hộ này bị tan chảy làm giảm khả năng bảo vệ của virus chống lại các yếu tố khác.
Như vậy, thường về mùa Đông Xuân sức đề kháng của virus kém nên tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm cao hơn so với mùa Hè Thu. Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cúm gia cầm cần khuyến cáo người dân chú ý phòng bệnh định kỳ và thường xuyên cho đàn gia cầm, đặc biệt vào mùa Đông Xuân.
3.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm
Để tìm hiểu mức độ mẫn cảm của các loại gia cầm đối với virus cúm H5N1, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm theo loại gia cầm. Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện trên bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm
Năm Tổng số gia cầm mắc (con) Loại gia cầm Gà Vịt Loài khác (ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 2004 245.038 220.045 89,80 19.828 8,09 5.165 2,11 2005 134.499 124.353 92,46 6.900 5,13 3.246 2,41 2007 37.199 31.730 85,30 3.169 8,52 2.300 6,18 2012 1500 1500 100 0 0 0 0 2013 0 0 0 0 0 0 0 Tính chung 418.236 377.628 90,29 29.897 7,15 10.711 2,56
Từ số liệu trên bảng 3.4, có thể nhận thấy: Tất cả các loài gia cầm đều có khả năng cảm nhiễm với virus cúm H5N1. Các loại gia cầm khác nhau có mức độ mẫn cảm khác nhau, trong đó gà mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất là 377.628 con (chiếm 90,29%), sau đó đến vịt 29.897 con (chiếm 7,15%), các loại gia cầm khác như ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút tỷ lệ mắc thấp nhất 10.711 con (chiếm 2,56%).
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Bùi Quang Anh, Đăng Văn Kỳ (2004) [1], vịt nuôi bị nhiễm virus cúm H5N1 nhưng ít phát thành bệnh do vịt có sức đề kháng với virus này.
3.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang khá đa dạng, hiện đang tồn tại 3 phương thức chính, đó là:
+ Nuôi nhốt hoàn toàn + Nuôi bán chăn thả + Chăn thả tự do
Trong đó, phương thức bán chăn thả là phương thức phổ biến nhất. Để hiểu thêm về mức độ nhiễm cúm gia cầm ở các phương thức chăn nuôi khác nhau, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm ở 3 phương thức chăn nuôi. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phƣơng thức chăn nuôi
Năm
Tổng số gia cầm
mắc (con)
Phƣơng thức chăn nuôi
Nuôi nhốt Bán chăn thả Chăn thả
Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (con) 2004 245.038 16.900 6,89 22.267 9.09 205.871 84,02 2005 134.499 7.300 5,43 15.190 11,29 112.009 83,28 2007 37.199 3000 8,06 4.449 11,96 29.750 79,98 2012 1500 0 0 1500 100 0 0 2013 0 0 0 0 0 0 0 Tính chung 418.236 27.200 6,50 43.406 10,38 347.630 83,12
Từ số liệu trên bảng 3.5, có thể nhận thấy: Dịch cúm gia cầm xảy ra ở cả 3 phương thức chăn nuôi với tỷ lệ rất khác nhau. Gia cầm được nuôi theo phương thức chăn thả tự do có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (83,12%), phương thức bán chăn thả tỷ lệ gia cầm mắc bệnh 10,38%, phương thức nuôi nhốt hoàn toàn tỷ lệ mắc thấp nhất (6,50%).
Theo chúng tôi, tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm khác nhau rất rõ rệt ở 3 phương thức chăn nuôi là do: Ở những trại gà chăn nuôi công nghiệp tập trung (nuôi nhốt) thường thực hiện quy trình tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt, chế độ chăm sóc tốt hơn, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp. Các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc thả tự do trên vườn. Ở các hộ này, thường