Đánh giá tiên lượng ngắn hạn của nồng độ hs-CRP và thang điểm nguy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 61 - 68)

nguy cơ GRACE ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

3.3.1. Đánh giá tiên lượng ngắn hạn của nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

3.3.1.1. So sánh nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp giữa hai nhóm tử vong và sống còn

Bảng 3.18. So sánh nồng độ hs-CRP giữa hai nhóm tử vong và sống còn

Kết cục 30 ngày hs-CRP (TB ĐLC) TB sự khác biệt (KTC 95%) p Tử vong 9,26  5,36 5,50  1,32 (2,88 - 8,12) <0,001 Sống còn 3,76  3,99

Giá trị trung bình nồng độ hs-CRP ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống còn có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

3.3.1.2. Đánh giá tiên lượng ngắn hạn của nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Bảng 3.19. Liên quan giữa thể lâm sàng và kết cục trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân HCVC HCVC Tử vong n (%) Sống còn n (%) OR (KTC 95%) p (Fisher’s exact) HCVCKSTCL 4 (8,7) 42 (91,3) 0,69 (0,19-2,53) 0,412 NMCTSTCL 7 (12,1) 51 (87,9) Tổng 11 (10,6) 93 (89,4)

Sự khác biệt về nguy cơ tử vong và sống còn giữa nhóm HCVCKSTCL và nhóm NMCTSTCL chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.3.1.3. Liên quan giữa phân nhóm nguy cơ hs-CRP và kết cục trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Bảng 3.20. Liên quan giữa phân nhóm nguy cơ hs-CRP và kết cục trong vòng 30 ngày Nguy cơ theo hs-CRP Tử vong n (%) Sống còn n (%) OR (KTC 95%) p

Nguy cơ cao 10 (19,6) 41 (80,4) 12,68

(1,56- 103,16) 0,003 Thấp - Trung bình 1 (1,9) 52 (98,1)

Tổng 11 (10,6) 93 (89,4)

Tỷ số chênh cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa những bệnh nhân HCVC có phân loại nguy cơ tim mạch theo nồng độ hs-CRP cao và theo nồng độ hs-CRP thấp hoặc trung bình, có nguy cơ tử vong trong thời gian 30 ngày là 12,68 lần với p=0,003 (OR = 12,68, KTC 95% OR= 1,56-103,16, p=0,003).

3.3.1.4. Giá trị tiên lượng tử vong 30 ngày của nồng độ hs-CRP

Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC – Giá trị tiên lượng tử vong 30 ngày của nồng độ hs-CRP

Diện tích dưới đường cong là 0,826 với p< 0,001. Ngưỡng giá trị tiên lượng 30 ngày của nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp là 4,95 mg/L với độ nhạy 90,9% và độ đặc hiệu 72%.

3.3.2. Giá trị tiên lượng ngắn hạn của thang điểm nguy cơ GRACE ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

3.3.2.1. So sánh thang điểm GRACE giữa hai nhóm tử vong và sống còn

Bảng 3.21. So sánh thang điểm GRACE giữa hai nhóm tử vong và sống còn

Kết cục 30 ngày Điểm GRACE TB sự khác biệt

(KTC 95%) p

Tử vong 188,09  40,47 33,88  12,72

(8,65 - 59,10) 0,009 Sống còn 154,22  39,83

Điểm GRACE trung bình của nhóm tử vong cao hơn nhóm sống còn là 33,88 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.3.2.2. Liên quan giữa thang điểm GRACE giữa hai nhóm tử vong và sống còn

Bảng 3.22. Liên quan giữa thang điểm GRACE và thể lâm sàng

Nguy cơ GRACE HCVCKSTCL n (%) NMCTSTCL n (%) p Cao 31 (50,0) 31 (50,0) 0,150 Trung bình-Thấp 15 (35,7) 27 (64,3) Tổng 46 (44,2) 58 (55,8)

Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố nguy cơ của bệnh nhân HCVC theo thang điểm GRACE theo thể lâm sàng HCVC (p>0,05).

3.3.2.3. Liên quan giữa thang điểm nguy cơ GRACE và kết cục trong 30 ngày ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Bảng 3.23. Liên quan giữa thang điểm nguy cơ GRACE và kết cục trong vòng 30 ngày

Nguy cơ GRACE

Tử vong Sống còn OR (KTC 95%) p (Fisher) n (%) n (%) Cao 10 (16,1) 52 (83,9) 7,89 (0,97- 64,13) 0,047 Thấp- Trung bình 1 (2,4) 41 (97,6) Tổng 11 (10,6) 93 (89,4)

Tỷ số chênh cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa những bệnh nhân HCVC có phân loại nguy cơ tim mạch theo thang điểm nguy cơ GRACE cao và theo thang điểm nguy cơ GRACE thấp- trung bình, có nguy

cơ tử vong trong thời gian 30 ngày là 7,89 lần với p=0,047 (OR=7,89, KTC 95% OR= 0,97- 64,13, p=0,047).

3.3.2.4. Giá trị tiên lượng sống còn theo thang điểm GRACE và tử vong trong 30 ngày

Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC-Giá trị tiên lượng sống còn theo thang điểm nguy cơ GRACE và tử vong 30 ngày

Diện tích dưới đường cong là 0,723 với p= 0,016. Như vậy, thang điểm nguy cơ GRACE có giá trị tiên lượng khá tốt cho tử vong trong 30 ngày.

Ngưỡng giá trị tiên lượng 30 ngày của thang điểm nguy cơ GRACE ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là 155,5 điểm với độ nhạy 90,9% và độ đặc hiệu 49,5%.

3.3.3. Đánh giá tiên lượng ngắn hạn của nồng độ hs-CRP kết hợp thang điểm nguy cơ GRACE ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

3.3.3.1. Liên quan giữa phân tầng nguy cơ tim mạch theo nồng độ hs-CRP kết hợp thang điểm nguy cơ GRACE và tỷ lệ tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Bảng 3.24. Liên quan giữa phân tầng nguy cơ tim mạch theo nồng độ hs-CRP kết hợp thang điểm nguy cơ GRACE và tỷ lệ tử vong

trong 30 ngày Kết hợp GRACE và hs-CRP Tử vong n (%) Sống còn n (%) OR (KTC 95%) p (Fisher) Nguy cơ cao 9 (37,5) 15 (62,5) 23,4

(4,59-119,28) <0,001 Nguy cơ thấp-TB 2 (2,5) 78 (97,5)

Tổng 11 (10,6) 93 (89,4)

(Nguy cơ thấp: GRACE <155,5 điểm và hs-CRP <4,95 mg/L; Nguy cơ trung bình: GRACE <155,5 điểm và hs-CRP ≥4,95 mg/L hoặc GRACE ≥155,5 điểm và hs-CRP <4,95 mg/L; Nguy cơ cao: GRACE ≥155,5 điểm và hs-CRP ≥4,95 mg/L).

Có mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân HCVC và phân loại nguy cơ tim mạch theo thang điểm nguy cơ GRACE kết hợp với nồng độ hs-CRP. Cụ thể, bệnh nhân có nguy cơ cao theo thang điểm GRACE kết hợp với nồng độ hs-CRP có nguy cơ tử vong trong thời gian 30 ngày gấp 23,4 lần so với nhóm bệnh nhân có thang điểm nguy cơ thấp-trung bình với p<0,001 (OR = 23,4, KTC 95% OR= 4,59-119,28, p<0,001).

3.3.3.2. Dự đoán sống còn sau 30 ngày dựa vào nồng độ hs-CRP và giá trị tiên lượng GRACE

Bảng 3.25. Phân tích số liệu bằng hồi qui logistics để dự đoán sống còn sau 30 ngày dựa vào nồng độ hs-CRP và giá trị tiên lượng GRACE

Yếu tố Hệ số hồi qui (B) Wald p

GRACE 0,017 3,928 0,048

hs-CRP 0,198 8,587 0,003

Hằng số -6,316 13,611 <0,001

Phương trình hồi qui logistics mô tả sự kết hợp giữa nồng độ hs-CRP và thang điểm GRACE trong dự đoán tử vong trên bệnh nhân HCVC:

Tử vong (30 ngày) = -6,316 + (0,017 x GRACE) + (0,198 x hs-CRP).

3.3.3.3. Giá trị tiên lượng sống còn dựa vào mô hình thang điểm GRACE kết hợp với nồng độ hs-CRP và tử vong trong 30 ngày

Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC – Giá trị tiên lượng sống còn dựa vào mô hình thang điểm GRACE kết hợp với hs-CRP và tử vong 30 ngày

Diện tích dưới đường cong là 0,843 với p< 0,001. Như vậy, thang điểm nguy cơ GRACE kết hợp với hs-CRP có giá trị tiên lượng tốt cho tử vong 30

ngày. Ngưỡng giá trị tiên lượng 30 ngày của thang điểm nguy cơ GRACE kết hợp với hs-CRP ở bệnh nhân HCVC với độ nhạy 81,8% và độ đặc hiệu 79,6%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)