Tiêu chuẩn chọn bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 36 - 37)

Hội chứng vành cấp bao gồm các thể lâm sàng: đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (gọi chung là hội chứng vành cấp không ST chênh lên) và nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.

2.1.1.1. Chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định

Chẩn đoán xác định ĐTNKÔĐ khi có cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành phối hợp với ít nhất một trong ba đặc điểm sau:

- Đau thắt ngực xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc kéo dài trên 20 phút.

- Đau thắt ngực mới xuất hiện và nặng từ nhóm III trở lên theo phân độ của CCS (Đau thắt ngực giới hạn đáng kể hoạt động thể lực, đau thắt ngực xảy ra khi đi bộ khoảng 01 – 02 dãy nhà hoặc leo 1 tầng gác) tiến triển nhanh trong 1 tháng.

- Đau thắt ngực ổn định nhưng ngày càng nặng hơn: tần số dày hơn, kéo dài hơn hoặc đau nhiều hơn.

- Men tim Troponin T hoặc I âm tính [40], [55], [64].

2.1.1.2. Nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên

- Tăng chất chỉ điểm sinh học (Troponin T hoặc Troponin I).

- ECG: đoạn ST chênh xuống và/hoặc thay đổi sóng T. Đoạn ST mới chênh xuống nằm ngang hoặc chênh xuống ≥0,05mV ở 2 chuyển đạo liên

tiếp; và/hoặc sóng T đảo ngược ≥0,1mV ở 2 chuyển đạo với sóng R cao hoặc R/S >1.

và/hoặc

- Lâm sàng có cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành [40], [64].

2.1.1.3. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

- Tăng chất chỉ điểm sinh học (Troponin T > 0,014ng/ml hoặc Troponin I > 0,2ng/ml)

- ECG : đoạn ST chênh lên mới tại điểm J ≥ 0,2mV (nam), ≥ 0,15mV (nữ) ở V1-V2; và/hoặc ≥ 0,1mV ở chuyển đạo khác. ST chênh lên, sóng T đảo ngược, sóng Q hoặc Block nhánh trái mới xuất hiện

và/hoặc

- Lâm sàng có cơn đau thắt ngực kiểu mạch vành [41], [78].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 36 - 37)