Nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấ p

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 31 - 36)

1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

1.5.1.1. Trên thế giới

Theo Kinlay S. và cộng sự ghi nhận nồng độ hs-CRP ờ nhóm NMCT không ST chênh lên cao hơn nhóm các bệnh nhân ĐTNKÔĐ [68].

Theo Hon-Kan Yip và cộng sự thì nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân NMCT cấp cao hơn nhóm chứng [65].

Trong nghiên cứu của Brunetti: bệnh nhân HCVC nồng độ hs-CRP máu của nhóm bệnh nhân ĐTNKÔĐ thấp hơn so với nhóm NMCT có sóng Q và NMCT không có sóng Q [53].

Benjamin M. Scirica và cộng sự: cho thấy nồng độ hs-CRP khác nhau đáng kể giữa các nhóm NMCT cấp ST chênh lên so với nhóm NMCT cấp không ST chênh lên và nhóm CĐTNKÔĐ [49].

1.5.1.2. Tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Linh thì nồng độ CRP trong máu rất thấp ở nhóm chứng và tăng dần một cách có ý nghĩa thống kê ở các nhóm NMCT cũ, ĐTNÔĐ, ĐTNKÔĐ và cao nhất ở nhóm NMCT cấp [24].

Theo nghiên cứu của Lương Thị Kim Liên: nồng độ hs-CRP ở phân nhóm ĐTNKÔĐ thấp hơn ở phân nhóm NMCT cấp ST chênh lên và phân nhóm NMCT cấp không ST chênh lên [23].

Trong nghiên cứu của Trương Phi Hùng, nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân HCVC là 10±8,08mg/L cao hơn nhóm chứng (người bình thường khỏe mạnh) là 1,87±1,18mg/L và bệnh nhân NMCT cấp có mức hs-CRP lúc nhập viện cao hơn nhóm bệnh nhân ĐTNKÔĐ và không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP máu ở thời điểm nhập viện ở hai nhóm bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh và NMCT cấp không có ST chênh lên [21].

Theo nghiên cứu của Lê Thị Bích Thuận thì người có mức hs-CRP mức thấp nhất có nguy cơ tim mạch < 4,4 lần so với người có hs-CRP mức cao nhất (p<0,0001). Cùng một yếu tố nguy cơ kinh điển và cùng một mức độ, thì nguy cơ tim mạch tăng từ 1,5-2 lần ở nhóm có hs-CRP cao >3mg/L so với nhóm hs-CRP thấp < 1mg/L. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả còn thấy rằng hs-CRP tăng cao có ý nghĩa trong nhóm bệnh so với nhóm chứng. Nồng độ trung bình hs-CRP vào viện của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (11,34±7,96mg/L so với 4,51±2,35mg/L, p<0,001) [30].

1.5.2. Nồng độ hs-CRP và vấn đề tiên lượng hội chứng vành cấp

Theo Liuzzo và cộng sự đã báo cáo giá trị tiên lượng của nồng độ CRP máu ở bệnh nhân ĐTNKÔĐ có nồng độ troponin I bình thường. Nghiên cứu này nhận định rằng khi nồng độ CRP trong máu lúc nhập viện > 3mg/L có liên quan đến các biến cố trong thời gian nằm viện như: tử vong, NMCT, nhu cầu cần tái thông mạch vành với độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 82% [74].

Theo Biasucci và cộng sự đánh giá vai trò tiên lượng của CRP ở bệnh nhân ĐTNKÔĐ đưa ra nhận định CRP máu lúc xuất viện > 3mg/L có giá trị tiên lượng độc lập các biến cố: tử vong, NMCT, nhập viện do đau ngực tái phát [50].

Theo Hon-Kan Yip đã nghiên cứu 146 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên được can thiệp ĐMV thì đầu trong 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Xét nghiệm CRP máu được tiến hành trước can thiệp mạch vành. Kết quả phân ra hai nhóm bệnh nhân: nhóm có CRP trước can thiệp > 2,37mg/L có tỷ lệ tử vong, thiếu máu cơ tim tái phát, tắc lại stent cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm có CRP máu trước can thiệp ≤ 2,37mg/L (23,4% so với 4,1%, p = 0,0008) [66].

Benjamin M. Scirica và cộng sự đã tiến hành theo dõi 3225 bệnh nhân

HCVC để xét sự liên quan giữa CRP máu khi nhập viện với tử vong và các biến cố tim mạch (NMCT, đau ngực tái phát, suy tim). Kết quả, ở nhóm bệnh nhân nhập viện trong 24 giờ từ khi có triệu chứng nguy cơ tử vong trong 30 ngày tăng lần lượt 3,4 lần (p = 0,025); 4,3 lần (p = 0,006) và 7,7 lần (p < 0,001) ở các nhóm có nồng độ CRP máu nhập viện là: 4-10,1 mg/L; 10,1-32,4 mg/L và > 32,4 mg/L so với nhóm bệnh nhân có CRP máu nhập viện < 4mg/L [49].

Theo nghiên cứu của Foussas SG. và cộng sự: kết quả cho thấy nồng độ hs-CRP ≥ 3mg/L liên quan đến tử vong 30 ngày ở bệnh nhân NMCTSTCL hoặc nhồi máu cơ tim trong 14 ngày ở nhóm HCVCKSTCL [60].

Theo Kuch B. và cộng sự thì nồng độ hs-CRP > 3mg/L có liên quan đến các biến cố tim mạch lúc nằm viện (phù phổi, sốc tim, nhanh thất, rung

thất hoặc nhồi máu cơ tim tái phát) và tử vong 28 ngày (9,6% so với 3,4% nhóm hs-CRP ≤ 3mg/L, p < 0,0001) [71].

Theo nghiên cứu Trịnh Xuân Cường thì nhóm bệnh nhân có nồng độ hs-CRP > 3mg/L có xác xuất tử vong cao hơn nhóm bệnh nhân có nồng độ hs-CRP ≤ 3mg/L (p=0,035) [7].

Theo nghiên cứu của Hoàng Quỳnh Huề thì với biến cố sốc tim và tử vong ở nhóm bệnh nhân hs-CRP > 3mg/L có xác suất sốc tim và tử vong cao hơn nhóm hs-CRP < 3mg/L và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [10].

Theo nghiên cứu của Lương Thị Kim Liên: bệnh nhân có nồng độ hs-CRP cao hơn giá trị ngưỡng có nguy cơ tử vong gấp 4,85 lần so với nhóm bệnh nhân có nồng độ hs-CRP dưới ngưỡng. Nồng độ hs-CRP là yếu tố tiên đoán độc lập [23].

1.5.3. Một số nghiên cứu về nồng độ hs-CRP sau can thiệp Atorvastatin

Các thuốc nhóm statin: là các thuốc điều trị rối loạn lipid máu được đưa vào sử dụng từ những năm 1980, tuy nhiên sau đó cùng với việc hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của quá trình XVĐM đồng thời các nhà nghiên cứu cũng tìm ra tác dụng chống viêm của statin.

Theo nghiên cứu của Lê Phúc Nguyên thì nồng độ hs-CRP trung bình của 50 bệnh nhân trước can thiệp là 13,15±10,45mg/L, cao hơn so với nhóm chứng là 3,43±1,62mg/L với p<0,001. Sau can thiệp 72 giờ, nồng độ hs-CRP hầu hết bệnh nhân tăng lên từ 13,15±10,45mg/L đến 19,47±17,89 mg/L với p=0,034. Tỷ lệ tái hẹp lâm sàng là 30%, tái hẹp qua chụp ĐMV lại kiểm tra là 10% trong thời gian theo dõi 6 tháng. Nồng độ hs-CRP của nhóm bị tái hẹp là 18,92±11,24mg/L cao hơn so với nhóm bệnh nhân không bị tái hẹp là 10,30±8,71mg/L với p<0,01. Như vậy, hs-CRP có khả năng tiên lượng các biến cố ĐMV tái phát sau can thiệp [29].

Theo nghiên cứu của Trần Lâm và cộng sự thì nồng độ hs-CRP trước và sau can thiệp bằng Atorvastatin trong 30 ngày thì nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân HCVC giảm trung bình là 1,71mg/L và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [22].

Theo nghiên cứu của Ankur Gupta và cộng sự về hiệu quả của Atorvastatin trên 2 nhóm bệnh nhân HCVC: một nhóm sử dụng Atorvastatin, một nhóm không sử dụng Atorvastatin (chế độ ăn kiêng) thì nồng độ hs-CRP trước và sau can thiệp ở nhóm sử dụng Atorvastatin giảm 82% (từ 2,32±0,26 còn 0,57±0,16mg/dL) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ((p<0,001), còn một nhóm không sử dụng Atorvastatin (chế độ ăn kiêng) thì nồng độ hs-CRP trước và sau can thiệp chỉ giảm 54% (từ 1,91±0,20 còn 1,04±0,15mg/dL) và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [46].

Theo nghiên cứu của Stella M. Macin và cộng sự đã nghiên cứu giữa 2 nhóm bệnh nhân sử dụng Atorvastatin và nhóm đối chứng. Trong cả 2 nhóm nồng độ hs-CRP trung bình lần lượt là 5,97±6,2 và 4,46±4,2mg/dL. Nồng độ hs-CRP ở nhóm dùng Atorvastatin thấp hơn so với nhóm đối chứng lúc xuất viện (1,68±1,65 so với 4,12±4,18mg/dL) và 30 ngày (0,05±0,71 và 2,91±2,68mg/dL, với p<0,0001). Nồng độ hs-CRP giảm đáng kể trong 2 nhóm với p<0,0001 [88].

Nghiên cứu của Gregory G. Schwartz và cộng sự: kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nguy cơ tử vong (RR=0,84, p=0,48), mặc dù nhóm Atorvastatin có giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ trên các đối tượng (6,2% so với 8,4%; RR=0,74, p=0,2). Tương tự, không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm sử dụng Atorvastatin và nhóm chứng trong suy tim nặng, đau thắt ngực, mặc dù có ít đột quỵ ở nhóm Atorvastatin hơn so với nhóm đối chứng (12 bệnh nhân so với 14 bệnh nhân, p=0,045) [62].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN CỦA NỒNG ĐỘ hsCRP HUYẾT THANH VÀ SỰ THAY ĐỔI SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG ATORVASTATIN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)