Đối với chính sách định giá của Nhà nước

Một phần của tài liệu hoạt động định giá thương hiệu tại tổng công ty thương mại hà nội (hapro) (Trang 108 - 112)

Hiện nay, nhu cầu định giá của doanh nghiệp trong nƣớc ngày một tăng, nhƣng chƣa có tổ chức nào cung cấp một dịch vụ hoàn hảo để thực hiện công việc này. Khi hàng nghìn doanh nghiệp có nhu cầu định giá thƣơng hiệu thì chỉ có một số công ty cung cấp dịch vụ này, nhƣ: Công ty TNHH Thẩm định giá Vinacontrol; Công ty TNHH Một thành viên Thẩm định giá Sài Gòn Nhà đất; Công ty TNHH Thẩm định giá đất Việt... Đây là những công ty đã đƣợc Bộ Tài chính công bố đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá. Vì vậy, việc định giá thƣơng hiệu ở Việt Nam dẫn đến tình trạng cung cầu lệch nhau: cầu nhiều nhƣng cung ít.

Khả năng áp dụng các phƣơng pháp định giá thƣơng hiệu ở Việt Nam là hoàn toàn có thể áp dụng đƣợc. Tuy nhiên khả năng áp dụng mỗi phƣơng pháp là khác nhau, cụ thể:

a. Đối với phương pháp tiếp cận chi phí:

Ở Việt Nam việc áp dụng phƣơng pháp định giá này còn một số hạn chế nhất định, nhƣ: các số liệu về chi phí liên quan đến xây dựng và phát triển thƣơng hiệu trong quá khứ thƣờng không đầy đủ, nhất là với thƣơng hiệu lâu đời; việc tách bạch các chi phí liên quan đến xây dựng và phát triển thƣơng hiệu để đƣa vào tính toán gặp nhiều khó khăn; luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định mức chi phí quảng cáo, nên chi phí này đƣợc hạch toán trong sổ kế toán không phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh để quảng cáo thƣơng hiệu; chi phí đầu tƣ cho tài sản vô hình nói chung và cho thƣơng hiệu nói riêng không đƣợc ghi nhận là đầu tƣ dài hạn để khấu hao dần nên cũng gây khó khăn khi xác định tổng chi phí đầu tƣ xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Do đó, tại thời điểm hiện tại nên hạn chế áp dụng phƣơng pháp này vì có xu hƣớng quá khứ hơn là hƣớng tới tƣơng lai. Mặt khác, phƣơng pháp này không tính đƣợc giá trị gia tăng tạo ra do quản lý thƣơng hiệu. Vì vậy, chỉ nên áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả đầu tƣ, quản lý và sử dụng thƣơng hiệu, sử dụng trong các

101

giao dịch với nhà đầu tƣ bên ngoài. Việc xác định đầy đủ và chính xác chi phí thay thế hay chi phí tái tạo thƣơng hiệu là rất khó thực hiện, tốn kém. Mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về tài chính. Nên việc áp dụng phƣơng pháp này là khó thực hiện.

b. Đối với phương pháp tiếp cận thị trường

Phƣơng pháp này chỉ áp dụng đƣợc khi có những giao dịch thƣơng hiệu tƣơng tự có thể so sánh tồn tại trên thị trƣờng. Ở nƣớc ta hiện nay chƣa tồn tại thị trƣờng giao dịch thƣơng hiệu và hầu nhƣ chƣa phổ biến. Chính việc này cũng làm cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng phƣơng pháp này để định giá thƣơng hiệu.

c. Đối với phương pháp thu nhập

Phƣơng pháp này dựa vào dòng tiền tăng thêm của doanh nghiệp có thƣơng hiệu cần định giá và doanh nghiệp thƣờng tính theo tỷ số giá trị/doanh số. Phƣơng pháp này áp dụng khi lựa chọn đƣợc doanh nghiệp tƣơng tự để so sánh, thu thập thông tin nằm trong cùng lĩnh vực với thƣơng hiệu đƣợc định giá, hay trong một ngành đáp ứng đƣợc cùng các thông số về kinh tế, dữ liệu của các thƣơng hiệu sử dụng để tính toán phải chính xác. Phƣơng pháp này có thể áp dụng ở Việt Nam trong trƣờng hợp tồn tại những thƣơng hiệu tƣơng tự và các thông số đƣợc sử dụng tính toán có tính chính xác và sẵn có. Phƣơng pháp thu nhập dựa vào tiền bản quyền thƣơng hiệu chỉ đƣợc áp dụng khi có dữ liệu về tiền bản quyền, hay khi có hoạt động cấp phép sử dụng thƣơng hiệu hoặc nhƣợng quyền thƣơng hiệu. Ở Việt Nam bắt đầu cấp phép sử dụng thƣơng hiệu và nhƣợng quyền thƣơng hiệu. Nhiều Tổng Công ty, công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, trong mô hình công ty mẹ - công ty con đã cấp phép sử dụng thƣơng hiệu cho các công ty con nhƣ Viglace, Constrexim... Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành nhƣợng quyền thƣơng hiệu nhƣ Phở 24, Trung Nguyên, Kinh Đô... Do đó, những thông tin về tiền bản quyền là sẵn có và vì vậy có thể áp dụng phƣơng pháp này ở Việt Nam. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả đòi hỏi chuyên gia định giá thƣơng hiệu phải

102

có chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết để đƣa ra những giả định, xây dựng mô hình dự báo thu nhập tƣơng lai, tổ chức nghiên cứu thị trƣờng để đánh giá sức mạnh thƣơng hiệu.

d. Đối với phương pháp dựa vào lợi ích kinh tế

Phƣơng pháp dựa vào lợi ích kinh tế để xác định giá trị thƣơng hiệu đòi hỏi phải kết hợp cả yếu tố marketing và yếu tố tài chính dễ hiểu, dễ thực hiện và mang lại kết quả tƣơng đối chính xác, nhƣng đòi hỏi phải có nghiên cứu marketing, nhu cầu và duy trì sức cầu của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, để áp dụng phƣơng pháp này, cần có mô hình dự báo doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó dự báo thu nhập của thƣơng hiệu trong tƣơng lai.

Khả năng áp dụng phƣơng pháp dựa vào lợi ích kinh tế ở Việt Nam là tƣơng đối lớn. Thực tế, phƣơng pháp này đã đƣợc một số tổ chức tƣ vấn định giá có uy tín ở Việt Nam áp dụng nhƣ Văn phòng Luật sƣ Phạm và Liên danh, PricewaterhouseCoopers Việt Nam... Nhƣng giá trị thƣơng hiệu thu đƣợc phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của ngƣời đánh giá, trong đó có ngƣời tiêu dùng khi đánh giá sức mạnh thƣơng hiệu, xác định chỉ số vai trò thƣơng hiệu . Do đó, để đƣa ra kết luận chính xác, cần nghiên cứu các yếu tố marketing, nghiên cứu thị trƣờng một cách nghiêm túc, bài bản. Mặt khác, cần đào tạo các chuyên gia định giá, chuyên gia xây dựng mô hình dự báo... để phƣơng pháp này áp dụng rộng rãi.

Đối với chính sách định giá của Nhà nước

Nhà nƣớc ta cần hoàn thiện khung pháp luật về kế toán, tài chính đối với doanh nghiệp, trong đó cần ghi nhận thƣơng hiệu là một loại tài sản cố định vô hình theo hƣớng: Tiến hành sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định, hƣớng dẫn cụ thể về tài sản cố định vô hình là thƣơng hiệu; Sửa đổi quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, công nhận tài sản cố định vô hình là tài sản (hiện tại tài sản cố định vô hình không đƣợc ghi nhận là tài sản). Đồng thời sửa đổi quy định hƣớng dẫn chế độ quản lý,

103

sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định vô hình là thƣơng hiệu để doanh nghiệp có cơ sở hạch toán chi phí; Có cơ chế thực hiện thƣơng hiệu là một loại tài sản thế chấp trong các giao dịch với các các tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại; Xây dựng khung pháp lý chính thức cho phép các doanh nghiệp đƣợc sử dụng giá trị thƣơng hiệu để góp vốn với doanh nghiệp khác hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp luật về kế toán, tài chính, đòi hỏi Nhà nƣớc ta hoàn thiện chính sách thuế đối với doanh nghiệp. Nhà nƣớc nên xem xét xóa bỏ những quy định hạn chế phát triển thƣơng hiệu nhƣ khống chế mức chi phí quảng cáo, tiếp thị. Nên coi việc tiếp thị, quảng cáo là một loại chi phí đầu tƣ cho tài sản vô hình của doanh nghiệp – một loại tài sản có giá trị lớn, có vai trò quyết định trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Chi phí đầu tƣ cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nên đƣợc xem là đầu tƣ dài hạn. Nhà nƣớc nên có chính sách cho khấu hao dần, không nên bắt buộc doanh nghiệp hạch toán ngay một lần trong năm và hạn chế định mức chi phí nhƣ hiện nay.

Nhà nƣớc ta phải tạo lập cơ chế, chính sách đẩy mạnh hình thành và phát triển các tổ chức tƣ vấn định giá. Cần có chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức tƣ vấn trong nƣớc hợp tác với các tổ chức tƣ vấn quốc tế trong quá trình định giá doanh nghiệp nói chung và định giá thƣơng hiệu nói riêng để tạo điều kiện cho các tổ chức tƣ vấn trong nƣớc học tập, nâng cao kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong công tác định giá. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của các chuyên gia định giá thƣơng hiệu, nắm chắc đƣợc các kỹ thuật định giá, xây dựng và phát triển các mô hình dự báo.

Giải pháp thứ tƣ là phải đẩy mạnh phát triển thị trƣờng chứng khoán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, minh bạch và công khai hóa các báo cáo tài chính để doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ và các tổ chức tƣ vấn

104

định giá có thể tiếp cận đƣợc những thông tin cơ bản và có thể xác định đƣợc giá trị thƣơng hiệu của doanh nghiệp đó.

Nhà nƣớc ta cần có giải pháp nhanh chóng đƣa Luật Sở hữu trí tuệ vào thực tế đời sống, từng bƣớc tạo lập môi trƣờng kinh doanh minh bạch và lành mạnh; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào tạo dựng, duy trì và phát triển tài sản thƣơng hiệu.

Giải pháp cuối cùng của Nhà nƣớc đối với vấn đề định giá thƣơng hiệu là đẩy mạnh, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thƣơng hiệu, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc định giá thƣơng hiệu.

Một phần của tài liệu hoạt động định giá thương hiệu tại tổng công ty thương mại hà nội (hapro) (Trang 108 - 112)