Khái quát chung về Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội (Hapro)

Một phần của tài liệu hoạt động định giá thương hiệu tại tổng công ty thương mại hà nội (hapro) (Trang 55 - 60)

TCT Thƣơng mại Hà Nội (Hapro) đƣợc thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 125/2004/QĐ - UB ngày 11 tháng 08 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội, về việc phê duyệt đề án thành lập TCT Thƣơng mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.

Trụ sở chính của TCT Thƣơng mại Hà Nội đặt tại số 38-40 Lê Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và chi nhánh tại 77-79 Phó Đức Chính, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mô hình Công ty mẹ - Công ty con của TCT gồm 33 công ty thành viên. Công ty mẹ là TCT Thƣơng mại Hà Nội có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu với phần vốn đầu tƣ vào các công ty con, công ty cổ phần và công ty liên doanh liên kết. Công ty con là các công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên, công ty nhà nƣớc chƣa chuyển đổi, các công ty cổ phần, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết. TCT Thƣơng mại Hà Nội thực hiện vai trò của công ty mẹ đối với các công ty thành viên - công ty con thông qua khả năng tài chính, thƣơng hiệu và uy tín thị trƣờng. Hệ thống tổ chức của TCT Thƣơng mại Hà Nội mô tả trong sơ đồ 2.1 dƣới đây:

48 TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN KHỐI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ BAN ĐỐI NGOẠI VÀ TIẾP THỊ KHỐI SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CAO CẤP PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KHỐI XÂY DỰNG CƠ BẢN BAN PHÁP LÝ VÀ HỢP ĐỒNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Sơ đồ 2. 1: Hệ thống tổ chức của TCT Hapro

Nguồn: www.haprogroup.com.vn

Lĩnh vực đầu tƣ phát triển hạ tầng Hapro tập trung gồm: trung tâm thƣơng mại; siêu thị; văn phòng cho thuê; trung tâm giao dịch, giới thiệu sản phẩm và cửa hàng bán sản phẩm... Tính đến nay, TCT đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 1 trung tâm thƣơng mại, 21 siêu thị, 20 cửa hàng tiện ích HaproMart, 99 cửa hàng chuyên doanh, 9 cửa hàng, quầy hàng HaproFood ... trên các quận huyện nội ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc nhƣ: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hƣng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa... Chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh bƣớc đầu hoạt động đã có uy tín, tạo đƣợc độ tin cậy với ngƣời tiêu dùng. Hình thành mô hình liên kết giữa các công ty bán lẻ lớn trong cả nƣớc, xây dựng phát triển cơ chế liên kết giữa TCT với các vùng nguyên liệu, đặc biệt là tạo nguồn cung cấp cho hệ thống cửa hàng tiện ích và cửa hàng chuyên doanh (xem Biểu đồ 2.1).

49

Biểu đồ 2.1: Phát triển hạ tầng thƣơng mại Hapro

Nguồn: www.haprogroup.com.vn

Thƣơng mại nội địa của Hapro phát triển mạnh mẽ là nhờ mạng lƣới liên kết chặt với các nhà thƣơng mại hàng đầu Việt nam. Bởi Hapro coi liên kết là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh để tập trung nguồn lực tăng năng lực cạnh tranh, hình thành và mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ của mình. Hiện nay Hapro đang liên kết với 3 công ty khác, đó là Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn (Satra), Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Group), Liên hiệp HTX Sài Gòn (Sài Gòn Co.op), thành lập Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhằm phát triển hệ thống hạ tầng thƣơng mại và góp phần tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trên thị trƣờng phân phối bán lẻ ở nƣớc ta. Nhờ đó mà sản xuất kinh doanh của Hapro liên tục tăng trƣởng, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu và bán lẻ thị trƣờng nội địa (xem Bảng 2.1 và Bảng 2. 2)

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hapro qua các năm

(Đơn vị: triệu USD)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 (Dự kiến) Xuấtkhẩu 70,3 90,25 100,01 114,8 133,9 141 Nhậpkhẩu 60,8 72,9 80,7 91,7 100,8 106,5 Nguồn: www.haprogroup.com.vn

50

Đến nay, Hapro đã tạo dựng đƣợc thị trƣờng rộng lớn, ổn định ở 60 nƣớc và vùng lãnh thổ. Liên tục 5 năm liền từ năm 2003, TCT đƣợc Cục Xúc Tiến (Bộ Công Thƣơng) tặng danh hiệu “thƣơng hiệu mạnh Việt Nam”, “Top Trade Service”, “Doanh nghiệp tiêu biểu Hà nội vàng”. Đồng thời đƣợc Tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới của Vƣơng quốc Anh trao tặng giải “Ngôi sao kinh doanh” và đƣợc Bộ Thƣơng mại tặng danh hiệu “Đơn vị xuất khẩu uy tín”. Năm 2008, tổng doanh thu Hapro đạt đƣợc là 6.254 tỷ đồng (tăng 6,8% so với năm 2007). Mức kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 234,7 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 133,9 triệu USD, tăng 13% so với năm 2007. Thị trƣờng chính là các nƣớc thành viên thuộc khối APEC. Năm 2009, Tổng công ty Thƣơng mại Hà nội dự kiến đạt 6.734 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 247,5 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 141 triệu USD).

Doanh thu hàng năm của Hapro liên tục tăng, cụ thể: Năm 2004 là 3.779 tỷ đồng; Năm 2005 là 4.050 tỷ đồng; Năm 2006 là 4.700 tỷ đồng; Năm 2007 là 5.540 tỷ đồng; Năm 2008 là 6.254 tỷ đồng. Dự kiến năm 2009 là 6.734 tỷ đồng, năm 2010 là 10.000 tỷ đồng và năm 2020 là 20.000 tỷ đồng.

Mối quan hệ giữa vốn điều lệ và doanh thu đƣợc thể hiện ở Biểu đồ 2.2 dƣới đây.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trƣởng vốn và doanh thu (Đơn vị: tỷ đồng)

51

Ngoài ra, Hapro là đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nƣớc rất đầy đủ, thể hiện qua biểu đồ tăng trƣởng nộp ngân sách lợi nhuận (xem Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng nộp ngân sách lợi nhuận (tỷ đồng) Nguồn: www.haprogroup.com.vn

Năm 2006 lợi nhuận của Hapro thu đƣợc là 50 tỷ đồng, nộp ngân sách 250 tỷ đồng. Năm 2007 lợi nhuận đạt 120 tỷ đồng, nộp ngân sách 300 tỷ đồng. Dự kiến các năm 2008 - 2020 lần lƣợt là: 170 tỷ đồng, nộp ngân sách 400 tỷ đồng; 200 tỷ đồng, nộp ngân sách 500 tỷ đồng; 210 tỷ đồng, nộp ngân sách 600 tỷ đồng; 1.400 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.500 tỷ đồng.

Bảng 2. 2: Tổng doanh thu của HAPRO giai đoạn 2004-2009

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm/Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (Dự

kiến)

Doanh thu 3.779 4.050 4.700 5.540 6.254 6.734

(Nguồn: TCT Thƣơng mại Hà Nội) Do hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, kinh doanh hàng miễn thuế, sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ..., đồng thời căn cứ vaà tình hình hoạt động kinh

52

doanh qua các năm, TCT đặt ra những mục tiêu sau: Tạo lập và nâng cao sự nhận biết thƣơng hiệu; Tạo lập sự hiểu biết rõ ràng của mọi ngƣời về thƣơng hiệu; Tạo sự mong muốn lựa chọn sử dụng dịch vụ hàng hóa do thƣơng hiệu Hapro cung cấp; Tạo lập đƣợc các liên tƣởng, tình cảm tốt đệp về thƣơng hiệu Hapro; Tạo lập “sự trung thành” của khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng hàng hóa, dịch vụ thƣơng hiệu Hapro cung cấp; Tạo ảnh hƣởng đƣa công chúng trở thành “các cổ động viên” của thƣơng hiệu Hapro.

Một phần của tài liệu hoạt động định giá thương hiệu tại tổng công ty thương mại hà nội (hapro) (Trang 55 - 60)