Qua khảo sát một vài phƣơng pháp định giá thƣơng hiệu ở trên rút ra đƣợc một số nhận xét sau:
Một là, mỗi phƣơng pháp định giá thƣơng hiệu đều có những ƣu nhƣợc điểm và đòi hỏi những điều kiện và yêu cầu áp dụng nhất định. Vì vậy, một phƣơng pháp định giá thƣơng hiệu đƣa ra không thể áp dụng cho tất cả các trƣờng hợp. Việc lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp phải dựa vào điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung và điều kiện của từng doanh nghiệp nói riêng.
Hai là, việc lựa chọn phƣơng pháp phụ thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể và mục đích của việc định giá, dữ liệu, thông tin sẵn có về thƣơng hiệu cũng nhƣ phụ thuộc vào trình độ chuyên gia định giá. Thƣờng thì các nhà định giá sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác nhau nhằm kiểm định kết quả thu đƣợc và đƣa ra một giá trị hợp lý.
Ba là, phƣơng pháp định giá kết hợp yếu tố marketing với yếu tố tài chính thƣờng đƣợc đánh giá cao và có ý nghĩa thực tế hơn phƣơng pháp chỉ đơn thuần dựa vào một hoặc hai yếu tố thƣơng hiệu và yếu tố tài chính của doanh nghiệp. Trong các phƣơng pháp nêu trên, phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu (dựa vào lợi ích kinh tế) đã đi
46
sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên giá trị thƣơng hiệu, xuất phát điểm của giá trị thƣơng hiệu. Vì vậy, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả.
Cuối cùng, việc có định giá thƣơng hiệu do mình sở hữu hay không và sử dụng phƣơng pháp nào là do doanh nghiệp tự quyết định, pháp luật không bắt buộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, các hoạt động cấp phép, nhƣợng quyền thƣơng hiệu, mua bán, sáp nhập… ngày càng phát triển, nhu cầu định giá thƣơng hiệu ngày càng tăng thì cách tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trƣờng là nên tiến hành định giá thƣơng hiệu của doanh nghiệp mình.
47
CHƢƠNG 2
HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THƢƠNG MẠI HÀ NỘI (HAPRO)