ngân hàng đề thi theo tính mở
i. Mục tiêu
Đề thi đã ra theo hướng đánh giá năng lực, kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học để xử lý những vấn đề thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở khả năng tái hiện kiến thức.
Phân hóa được năng lực của SV theo những cấp độ khác nhau (theo phân loại của Bloom). Đánh giá đúng năng lực học tập của SV.
Hạn chế được các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo học chế tín chỉ.
Giúp sinh viên phát triển tư duy và kĩ năng nghề nghiệp, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn.
ii. Nội dung và cách thức thực hiện
Đánh giá kết quả học tập của SV là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thônng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của SV nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân SV, để SV học tập đạt kết quả tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá kết quả học tập của SV cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ và hình thức khác nhau. Đề thi là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của SV.
Để biên soạn đề thi theo hướng mở Phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng cần chỉ đạo các Khoa, Tổ chuyên môn hướng dẫn giảng viên thực hiện theo qui trình ra đề thi một cách nghiêm ngặt. Sự khác nhau giữa qui trình ra đề thông thường và qui trình ra đề mở là ở khâu biên soạn câu hỏi theo ma trận và xây dựng thang điểm và đáp án đều theo hướng mở. Vì thế người GV sẽ phải học hỏi, nâng cao kỹ năng ra đề ở những phần quan trọng này. Tuy nhiên nó vẫn phải tuân theo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đề thi:
Biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu, tiêu chí đánh giá của môn học, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của SV để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2: Xác định hình thức đề thi:
Đề thi có các hình thức sau: - Đề thi tự luận.
- Đề thi vấn đáp
- Đề thi trắc nghiệm khách quan. - Đề thi thực hành, thí nghiệm
Bước 3: Thiết lập ma trận đề thi (theo 6 mức độ nhận thức của Bloom)
Nhận biết; Hiểu; Vận dụng; Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định.
Để các câu hỏi tự luận biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn các câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình.
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
- Câu hỏi yêu cầu SV phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. - Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo và tiếp cận chuẩn đầu ra của môn học.
- Câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của SV.
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến SV.
- Câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu
- Yêu cầu SV phải am hiểu, vận dụng kiến thức vào thực tế nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm thông tin.
Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm:
Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết những ngắn gọn, dễ hiểu. - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung cũng như cách trình bày.
Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng. Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ của SV.
iii. Điều kiện thực hiện
GV cần thay đổi tư duy khi ra đề. GV phải thường xuyên tìm tòi phát hiện những vấn đề mới trong chương trình và trong hiện thực đời sống để có thể dựa vào những phát hiện đó có những sáng tạo trong ra đề thi theo hướng mở. Tự học hỏi để nâng cao kỹ năng ra đề của bản thân. Trao đổi, thảo luận trong tổ chuyên môn về việc công tác xây dựng đề thi theo hướng mở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trưởng bộ môn cần thường xuyên seminar các chuyên đề về đánh giá kết quả học tập của sinh viên và kĩ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra và câu hỏi đề thi theo hướng mở để nâng cao năng lực của giảng viên về đánh giá kết quả học tập của sinh viên.