i. Mục tiêu của biện pháp
Giúp CBQL, GV và SV nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ. CBQL và GV không ngừng trau dồi, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ ĐG kết quả học tập của SV; sử dụng thành thạo, kết hợp được nhiều phương pháp đánh giá kết quả học tập của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
SV để có được kết quả đánh giá chính xác nhất. Từ đó, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong nhà trường.
ii. Nội dung và cách thực hiện:
Quán triệt sâu sắc chủ trương và các biện pháp nâng cao hiệu quả KT, ĐG KQHT của SV theo học chế tín chỉ với sự theo dõi, giám sát của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đến từng cán bộ, giáo viên và SV. Qua kết quả đánh giá, ngoài việc cho điểm xếp loại, còn điều chỉnh hoạt động dạy-học và KT, ĐG.
Phát huy vai trò của tổ bộ môn, khoa trong việc nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên bao gồm các nội dung sau đây cần quan tâm:
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên
- Nguyên tắc đánh giá,.
- Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên
- Hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, phát triển chương trình đào tạo và hoàn thiện chuẩn đầu ra.
- Các phương pháp, kĩ thuật đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Kĩ thuật thiết kế công cụ đo đánh giá năng lực học tập của sinh viên - Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở cấp độ môn học.
Cung cấp tài liệu về việc ĐGKQHT theo quá trình cho các cán bộ, GV và SV; tổ chức các lớp tập huấn về cách thức tiến hành ĐGKQHT, cách tính điểm và trọng số của từng học phần, cách tính số lượng bài kiểm tra thường xuyên. Cách sử dụng phần mềm để nhập điểm kiểm tra và điểm thi của sinh viên ,... Tổ chức các hội thảo ở cấp khoa và cấp trường để trao đổi kinh nghiệm ĐGKQHT theo quá trình và việc kết hợp các phương pháp đánh giá trong 1 học phần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo đặc thù của từng ngành, theo mục tiêu học phần, dựa vào ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp KT, ĐG mà giáo viên cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp KT, ĐG phù hợp trong từng học phần để nâng cao hiệu quả của nó.
- Đưa bộ môn Đo lường và đánh giá trong giáo dục vào giảng dạy ở các khoa trong trường, giúp cho sinh viên làm quen với các phương pháp KT, ĐG KQHT. Cho giáo viên và sinh viên thực hành việc ĐGKQHT trong quá trình dạy và học, thiết kế các bộ công cụ ĐGKQHT.
- Trong quá trình giảng dạy, GV có thể linh hoạt chọn thời điểm giới thiệu biện pháp này, giúp cho SV hiểu được vị trí và vai trò của việc ĐGKQHT theo quá trình; phân tích cho SV thấy được mối quan hệ giữa KT, ĐG với chất lượng dạy và học; tạo điều kiện cho SV tự ĐG.
iii. Điều kiện thực hiện
Nhà trường phải tăng cường phổ biến hệ thống các văn bản hướng dẫn về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Khoa, tổ bộ môn cần phát huy vai trò quản lý chuyên môn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Giảng viên tự giác học tập, tự nghiên cứu để nâng cao nhận thức về hoạt động đánh giá.
Sinh viên tự giác nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của đánh giá và tự đánh giá của sinh viên trong học tập.
3.2.2. Xây dựng hệ thống các văn bản quy định về đánh giá kết quả học tập của SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ