Chỉ đạo khoa, tổ chuyên môn hướng dẫn giảng viên thiết kế lại đề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 85 - 88)

gắn giảng dạy với đánh giá

i. Mục tiêu của biện pháp

Thiết kế lại đề cương môn học theo đúng bản chất của đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi đề cương môn học phải là bản kế hoạch dạy học và kế hoạch học tập nghiên cứu của sinh viên theo tiến trình xác định trong đó bao gồm cả hoạt động kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá được công khai hóa trong bản đề cương môn học bao gồm nội dung đánh giá, tiến trình thực hiện, hình thức, phương pháp tiến hành và các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra của môn học.

ii. Nội dung và cách thực hiện

Phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng xây dựng văn bản hướng dẫn chỉ đạo khoa, tổ chuyên môn chỉ đạo giảng viên thiết kế lại đề cương chi tiết môn học, công khai hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá trong đề cương môn học làm cơ sở cho việc học tập của sinh viên và là căn cứ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Nội dung chỉ đạo bao gồm:

Đổi mới cách xác định mục tiêu môn học, trong đó thể hiện rõ mục tiêu về năng lực, bao gồm: Năng lực chung - là năng lực cần có để cá nhân có của cá nhân để thực hiện các hoạt động cơ bản trong cuộc sống (nhận thức - giao tiếp-hợp tác trong công việc…) đồng thời là năng lực mà tất các các môn học trong chương trình có thể mang lại cho SV năng lực này. (2) Năng lực chuyên biệt (cũng có thể xem như là năng lực chuyên môn - nghiệp vụ) - là năng lực mà trong phạm vi đặc trưng của môn học có thể mang lại cho SV. Đây là một trong những nét thay đổi so với việc xây dựng đề cương bài giảng trước đây là chỉ hướng vào kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách cụ thể còn việc cải tiến hoạt động xây dựng đề cương hướng vào mục tiêu tổng hợp hơn là phát triển năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực cho SV. Mục tiêu chung của môn học phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu thành phần thể hiện ở 3 cấp độ khác nhau:

- Cấp độ 1: Thể hiện trình đô tái hiện lại nội dung tri thức đã học và hiểu nội dung đã học.

- Cấp độ 2: Thể hiện trình độ vận dụng ở tình huống đơn giản và phân tích, tổng hợp.

- Cấp độ 3: Trình độ vận dụng có sáng tạo và thể hiện quan điểm cá nhân, có kĩ năng áp dụng trong thực tiễn nghề nghiệp

Tái cấu trúc nội dung chương trình môn học dưới dạng các chủ đề học tập: Nội dung môn học hiện nay thường được cấu trúc theo các chương, các bài, cấc mục trong đó thể hiện cả nội dung lý thuyết, nội dung thực hành…có mối liên hệ tuyến tính với nhau theo logic nội tại của tri thức khoa học. Để có thể phát huy được hết vai trò phát triển năng lực của SV trong đào tạo theo tín chỉ thì nội dung môn học nên thiết kế theo các chủ đề học tập. Các chủ đề học tập này phải đảm bảo tính logic và tính sư phạm.

Chủ đề học tập ở đây được coi như là một đơn vị cơ bản của nội dung môn học, trong đó bao gồm các giá trị góp phần tạo cơ hội để PTNL của người học, ít nhất mỗi chủ đề học tập chứa đựng 4 yếu tố sau: (1)khối tri thức khoa học cốt lõi (SV phải nắm vững); (2) khối tri thức có liên quan (qua đó để SV tìm hiểu nghiên cứu thêm); (3) mối liên hệ và tác dụng của tri thức khoa học đối với sự thay đổi nhận thức và thái độ của người học (qua đó SV được trải nghiệm hoặc thông qua các hoạt động tương tác liên cá nhân); và (4) mối liên hệ và khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn (qua đó SV được rèn luyện kỹ năng thực hành).

Điều lưu ý ở đây là, thiết kế nội dung chương trình MH dưới dạng các CĐHT không phải phủ định hay phá vỡ hoàn toàn cấu trúc tuyến tính trong logic khoa học của nội dung MH mà làm cho chúng thích ứng tốt hơn với hoạt động giảng dạy và ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, đính hướng phát triển năng lực cho SV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Xác định các NVHT của SV tương ứng với các CĐHT trong MH: Như đã nêu ở trên, trong mỗi CĐHT chứa đựng các yếu tố tạo cơ hội PTNL tương ứng ở SV. Do vậy, các NVHT được xem như là những việc làm cụ thể của người học phải thực hiện dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên để đạt được mục tiêu năng lực mà các CĐHT trong MH mang lại. Chẳng hạn, nếu coi như một CĐHT chứa dựng 4 yếu tố như trình bày ở trên thì, nhìn chung, các NVHT chủ yếu của SV thường nhắm vào:

(1) PTNL nhận thức, tư duy [tương ứng với yếu tố (1) và (2) trong mỗi CĐHT] với công việc mà SV phải thực hiện có thể là học tập trên lớp kết hợp với tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp...

(2) PTNL giao tiếp, hợp tác và chia sẻ [tương ứng với yếu tố (3) trong mỗi CĐHT] với công việc mà SV phải thực hiện có thể là tham gia vào các hoạt động trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm...

(3) PTNL chuyên môn- nghiệp vụ [tương ứng với yếu tố (4) trong mỗi CĐHT] với công việc mà SV phải thực hiện có thể là tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành...

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và xác định hình thức tổ chức dạy học tương ứng với các CĐHT của MH

Thiết kế hợp lý kế hoạch giảng dạy và học tập theo CĐHT nêu trên, đồng thời cung cấp tường minh các thông tin có tính chất hướng dẫn SV cần phải chuẩn bị và thực hiện các NVHT tương ứng trong mỗi CĐHT khác nhau của MH.

Việc lựa chọn và sử dụng HTTCDH cần căn cứ trên đặc điểm của các CĐHT và các NVHT tương ứng của SV, có thể kết hợp các HTTCDH như: giảng dạy và học tập lý thuyết trên lớp; nghiên cứu tự học của SV ở thư viện hoặc ở phòng tự học; thảo luận và làm việc nhóm trên lớp; thực hành kỹ năng qua các hoạt động trải nghiệm/mô phỏng trên lớp; quan sát, thực hành/thí nghiệm trong phòng thực hành thí nghiệm/thực địa.v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dù có thể kết hợp sử dụng nhiều HTTCDH khác nhau trong quá trình triển khai các CĐHT nhưng giảng viên luôn thể hiện vai trò cố vấn, hướng dẫn, theo dõi, ghi nhận, cũng như ủng hộ, khuyến khích hoặc điều chỉnh kịp thời các hoạt động của SV trong tiến trình đó

- Chỉ đạo tích hợp đánh giá kết quả học tập vào trong quá trình giảng dạy theo đề cương chi tiết môn học đã được xây dựng cụ thể.

Hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được lồng ghép vào trong hoạt động dạy và học trong mỗi chủ đề học tập dưới dạng các nhiệm vụ học tập, trong đó quy định các công việc khác nhau mà sinh viên phải thực hiện, hình thức tổ chức công việc và kết quả thực hiện công việc, thời gian và kết quả cần đạt, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, thông tin minh chứng về kết quả đánh giá. Ở đây, nghĩa là hoạt động đánh giá được diễn ra liên tục, xuyên suốt quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và SV.

iii. Điều kiện thực hiện

Giảng viên phải được bồi dưỡng tập huấn về kĩ năng thiết kế đề cương môn học.

Cán bộ quản lý phải nắm vững bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ và phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động dạy học.

Phải có chuyên gia đầu ngành hiểu sâu về kĩ thuật thiết kế đề cương môn học theo học chế tín chỉ.

3.2.4. Chỉ đạo Khoa, Tổ chuyên môn và giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo đề cương chi tiết môn học phù hợp với đào tạo theo học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)