Chỉ đạo Khoa, Tổ chuyên môn và giảng viên đánh giá kết quả học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 88 - 91)

chế tín chỉ

i. Mục tiêu

Đánh giá kết quả học tập của SV theo đề cương chi tiết môn học nhằm chú trọng đến mục tiêu phát triển năng lực cho SV. Cụ thể như:

Nội dung ĐG KQHT của SV bao quát cả nội dung được dạy và nội dung tự học, tự nghiên cứu của SV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- KQHT của SV có thể được KT và ĐG (xác nhận) ở bất cứ thời điểm nào của quá trình đào tạo.

- Hoạt động ĐGKQHT vừa có chức năng hỗ trợ học tập linh hoạt của SV vừa có chức năng xác nhận năng lực của người học theo yêu cầu trình độ đào tạo.

- Hoạt động ĐGKQHT có sự kết hợp giữa ĐG của GV và của SV tự ĐG.

ii. Nội dung, cách thức thực hiện:

Đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm hình thành và phát triển năng lực cho SV. Để hoạt động đào tạo theo tín chỉ có thể phát huy được hết vai trò chúng ta có thể thực hiện kết hợp kiểm tra đánh giá vào trong quá trình học tập của SV. Lấy kết quả kiểm tra đánh giá làm thước đo năng lực của SV.

Tích hợp vừa là quy luật chung trong tiến trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng nói chung, của quá trình hình thành và PTNL của SV nói riêng trong GDĐH. Vì thế, để thật sự góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu PTNL của SV trong quá trình đào tạo thì các hoạt động giảng dạy - học tập và ĐGKQHT qua MH của SV phải được tích hợp vào nhau trong tiến trình tổ chức QTDHĐH. Nghĩa là giảng viên thực hiện kiểm tra, đánh giá theo đúng đề cương chi tiết môn học đã xây dựng lồng ghép trong quá trình giảng dạy.

Đề cương môn học theo học chế tín chỉ phải thể hiện rõ các nội dung sau đây trong hoạt động đánh giá:

Các mục tiêu học tập của môn học và của từng tiểu modul kiến thức trong chương trình môn học. Mục tiêu được xây dựng ở ba cấp độ ( đã trình bày ở phần trên).

* Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Hình thức kiểm tra: Việc chuẩn bị bài tập thực hành, xeminar, thảo luận của học viên, tự nghiên cứu bài học của học viên, đánh giá qua trả lời câu hỏi, bài tập, tham gia thảo luận, đề cương chuẩn bị. Kiểm tra mức độ thực hiện nhiệm vụ ở các mục tiêu bậc 1 và bậc 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá: Mức độ tích cực tham gia xây dựng bài của học viên, mức độ làm việc nhóm của học viên và kết quả đạt được của nhóm.

Bài tập cá nhân/ tuần 10% ( hoàn thành 5 bài tập theo 5 nội dung )

Kết quả chuẩn bị đề cương tham dự xêminar: 10% ( 2 nội dung trong chương trình học). Yêu cầu với đề cương học viên nộp lại: Đề cương mô tả được rõ các nội dung sau đây:

- Đặt vấn đề

- Giải quyết vấn đề trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và học viên khái quát lại.

- Kết luận và rút ra bài học, liên hệ thực tế. - Chỉ rõ hệ thống tài liệu tham khảo.

Bài tập nhóm / tháng 10% ( 5 hoạt động nhóm): Mô tả được hoạt động của từng thành viên trong nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thể hiện được hoạt động của cá nhân, hợp tác giữa các thành viên, kết quả hoạt động phải giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, báo cáo rõ ràng trước lớp.

* Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ( Định kỳ)

Được thực hiện bằng tiểu luận hoặc bài tập lớn hay hình thức kiểm tra bài luận giữa kỳ chiếm 20%.

Yêu cầu đối với bài tập lớn: số trang từ 7 đến 10 trang, có cấu trúc hợp lý, biết cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề dựa trên quan điểm khoa học và thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm,liên hệ với thực tế. Nội dung đánh giá phần lớn tập trung vào mục tiêu bậc 2 ( 70%).

* Kiểm tra, đánh giá tổng kết môn học

Sinh viên thi hết môn hoặc viết tiểu luận 50%, thời gian thi hết môn là 120 phút.

Nội dung đánh giá tập trung vào thực hiện các mục tiêu bậc 2 và bậc 3 trong đó mục tiêu bậc 3 chiếm tỷ trọng 70%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá kết quả học tập của SV theo đề cương chi tiết môn học để phù hợp với học chế tín chỉ thì Hiệu trưởng cần chi đạp các Khoa, tổ chuyên môn, GV cần chú ý đến các nội dung cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

iii. Điều kiện thực hiện

Giảng viên phải tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo đúng đề cương đã chi tiết môn học đã xây dựng và theo đúng tính thần của học chế tín chỉ. Bên cạnh đó, các yêu cầu về trình độ và chế độ đối với giảng viên phải được đáp ứng.

Sinh viên phải chủ động và có ý thức học tập tích cực.

Phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá SV.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 88 - 91)