Chỉ đạo Khoa, Tổ chuyên môn đa đạng hóa các hình thức đánh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 94 - 96)

kết quả học tập của SV, coi trọng đánh giá quá trình trong đào tạo theo học chế tín chỉ

i. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá kết quả học tập của SV phải được coi như là một chương trình học tập, trong đó chú trọng việc kết hợp thiết kế các công cụ đánh giá và hướng dẫn tổ chức quá trình đánh giá vừa có tác dụng xác nhận thành quả học tập vừa có tác tác dụng phản hồi, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tự đánh giá của người học.

ĐGKQHT của SV trong GDĐH nhằm mục đích như là chương trình rèn luyện kỹ năng hoạt động, trong đó đưa ra các kỹ năng cần hình thành cho SV trong một chương trình ĐG như kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, kỹ năng viết, kỹ năng nói và giao tiếp, kỹ năng phân tích định lượng, kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng sử dụng thư viện, kỹ năng nhận thức và phán định giá trị. Những loại kỹ năng trên được coi như là cơ sở xây dựng các chương trình ĐG trong trong những lĩnh vực học tập cụ thể. Tức là, đánh giá cũng chính là học tập. Hoạt động đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm giúp giảng viên và sinh viên điều chỉnh quá trình dạy và học trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dạy học.

ii. Nội dung và cách thức tiến hành

Thông qua việc thiết kế đề cương chi tiết môn học tích hợp với hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV mà hoạt động kiểm tra đánh giá cũng đa dạng hóa về hình thức, tương ứng với từng nhiệm vụ học tập của SV mà có những hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp xuyên suốt trong quá trình học tập và đánh giá cuối kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ta có thể theo dõi sơ đồ dưới đây:

Như vậy, đối với mỗi nhiệm vụ học tập của SV tương ứng với hoạt động giảng dạy của GV đều có thể thực hiện đánh giá và các hình thức đánh giá đa dạng, đánh giá được năng lực của SV.

Cụ thể đánh giá có thể thông quá các sản phẩm của quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập như:

- Sản phẩm học tập cá nhân: Bài tập cá nhân, Bài tập thu hoạch cá nhân, Nội dung tự học, tự nghiên cứu.

- Sản phẩm học tập nhóm: Nội dung và kết quả làm việc nhóm, Hoạt động mô phỏng, Biên bản và hình ảnh các hoạt động khảo sát, thí nghiệm, thảo luận nhóm…

Từ những hình thức đánh giá đa dạng như vậy có thể đánh giá được SV được đầy đủ về năng lực một cách toàn diện chứ không chỉ dừng lại kiến thức hàn lâm, máy móc, dập khuôn.

Công việc của SV Công việc của GV

1. Giảng trên lớp

2. Giao nội dung tự học 3. Giới thiệu đề tài thảo luận 4. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 5. Nêu tình huống

6. Hướng dẫn thực hành 7. Hướng dẫn thí nghiệm 8. Hướng dẫn khảo sát thực tế 9. Hỗ trợ thông tin, biểu mẫu yêu cầu 10. Theo dõi phản hồi, nhận xét quá trình và kết quả học tập của SV

1. Học trên lớp

2. Tự học, tự nghiên cứu 3. Làm việc nhóm. 4. Thuyết trình

5. Giải quyết tình huống 6. Thực hành mô phỏng 7. Thí nghiệm

8. Thực hành trong thực tế 9. Khảo sát thực tiễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể đánh giá được cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt đối với hình thức tổ chức đánh giá như trên cụ thể như: Năng lực chung (bao gồm Năng lực nhận thức, tự học, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thông tin) và năng lực chuyên biệt (như năng lực nghiên cứu vấn đề chuyên môn; giải quyết vấn đề chuyên môn và thực hành chuyên môn- nghiệp vụ) đồng thời có sự chú trọng hài hòa cả năng lực cá nhân và năng lực liên cá nhân trong hai nhóm năng lực ấy. Chẳng hạn, trong nhóm năng lực chuyên biệt, có thể thể hiện các năng lực ấy dưới hình thức cá nhân độc lập hay trong sự hợp tác cùng nhau.

Chỉ đạo giáo viên tăng tỷ trọng đánh giá quá trình từ 30% lên 50% nhằm tạo động lực cho sinh viên học tập.

Cuối cùng, sau quá trình đánh giá, nên lấy ấy ý kiến phản hồi của SV về môn học nhằm cải tiến dạy học. Công việc này vừa có tác dụng tích cực cho việc xem xét, đánh giá chất lượng giảng dạy môn học vừa cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh chương trình môn học, đổi mới công tác quản lý đào tạo nói chung. Đồng thời, qua đó còn thể hiện được tinh thần dân chủ đại học, gắn kết trách nhiệm và quyền lợi của SV đối với việc học tập môn học trong đào tạo theo tín chỉ

iii. Điều kiện thực hiện

Giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực, không ngừng bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.

SV tham gia học tập một cách tích cực

Các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được trang bị một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 94 - 96)