i. Mục tiêu của biện pháp
Xác định rõ chức năng, nhiệm cụ của các đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động ĐG kết quả học tập của SV theo học chế tín chỉ. Đây là căn cứ để xác định rõ trách nhiệm, đồng thời cũng thể hiện tính chuyên môn hóa cao và sự thống nhất chung trong toàn trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CB, GV, SV sẽ biết được những nguyên tắc, những việc được làm, cần làm và không được làm để CB, GV, SV nắm được một cách đầy đủ các quy định, tránh sự hiểu sai dẫn đến vi phạm, là căn cứ để QL chặt chẽ hoạt động ĐG kết quả học tập của SV theo học chế tín chỉ.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị và cá nhân tham gia vào hoạt động ĐG kết quả học tập của SV theo học chế tín chỉ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám hiệu
Ban Giám hiệu với trách nhiệm QL toàn bộ hoạt động ĐGKQHT của SV trong nhà trường có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động này như sau:
- Phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động KTĐG do phòng KT&KĐCLGD xây dựng bao gồm kế hoạch KTĐG trong năm học, kế hoạch xây dựng và cập nhật ngân hàng đề, kế hoạch triển khai các kỹ thuật mới,...
- QL và thanh, kiểm tra mọi hoạt động của phòng KT&KĐCLGD; đảm bảo về mặt tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực cho phòng KT&KĐCLGD;
- Chỉ đạo điều chỉnh hoạt động dạy- học, chương trình ĐT trên cơ sở kết quả KTĐG và ngược lại, thông tin về chương trình ĐT để định hướng hoạt động cho hoạt động KT&KĐCLGD
- Chỉ đạo phối hợp các bộ phận, cá nhân trong trường cùng với phòng KT&KĐCLGD thực hiện tốt hoạt động ĐGKQHT của SV.
- Báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền về hoạt động KTĐG của trường. - Chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cấp trên về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
- Chức năng:
Thực hiện có chất lượng hoạt động khảo thí nhằm đánh giá khách quan, công bằng năng lực của người học. Giúp Hiệu trưởng thực hiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ các văn bản qui định của cơ quan quản lí cấp trên, tổ chức xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn, qui định cụ thể về hoạt động KTĐG. Hướng dẫn và theo dõi thực hiên các văn bản này đối với các đơn vị trong trường, các bộ phận và cá nhân liên quan. Phối hợp với các đơn vị trong trường xây dựng qui trình và công cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng ngành học, môn học đảm bảo chất lượng, khách quan, đặc biệt là chuyên môn hóa cao.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được phê duyệt. Lập kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp hàng năm trên cơ sở kế hoạch của các khoa
Chủ trì việc xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi: Phối hợp với Phòng Đào tạo, chỉ đạo các Khoa xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi tự luận, thi vấn đáp và trắc nghiệm đối với tất cả các bậc học và các loại hình đào tạo. Tổ chức bốc thăm, tổ hợp đề thi, sao in đề thi cho tất cả các môn học thuộc các loại hình đào tạo của Trường, bao gồm cả thi hết học phần và thi tốt nghiệp;
Phối hợp với Phòng Đào tạo, các Khoa và đơn vị liên quan tổ chức tốt các kỳ thi hết học phần và thi tốt nghiệp:
Phối hợp với Phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về kiểm tra, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp;
Chỉ đạo các Bộ môn, các Khoa thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT, các quy định của ĐHTN và của Nhà trường về công tác thi và kiểm tra Giám sát việc tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần theo đúng quy chế của Bộ và quy định của Trường, báo cáo từng học kỳ về tình hình thi của đơn vị cho ĐHTN;
Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên và tổ chức tập huấn cho giáo viên Nhà trường về công tác khảo thí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đào tạo
Phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Quản trị phục vụ cùng với các khoa tổ chức các kì thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên;
Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch thi kết thúc học phần theo kết quả đăng ký khối lượng học tập của sinh viên, công bố cho sinh viên ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu thi.
Lịch thi cá nhân của mỗi sinh viên (trong tài khoản cá nhân) được Phòng Đào tạo thông báo sau khi lịch thi chung chính thức được công bố.
Danh sách thi do Phòng Đào tạo in, chuyển cho các khoa quản lý nội dung đào tạo.
Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm lên phương án bố trí cán bộ coi thi. Các môn tự luận hoặc trắc nghiệm trên giấy, bố trí mỗi phòng thi có 2 cán bộ coi thi. Các môn thi vấn đáp, bố trí mỗi phòng thi có 3 cán bộ (2 cán bộ chấm thi và một cán bộ gọi sinh viên vào phòng thi và giám sát thi). Các môn trắc nghiệm trên máy tính, bố trí mỗi phòng thi có 3 cán bộ (2 cán bộ làm nhiệm vụ gọi sinh viên vào phòng thi, giám sát thi và 1 cán bộ phụ trách kỹ thuật). Đối với môn thi trắc nghiệm trên máy tính sử dụng phần mềm Testonline của Trường.
Hướng dẫn các trợ lý đào tạo của các khoa thực hiện quả lý kết quả học tập theo quy trình đảm bảo tính chính xác và khoa học.
Hướng dẫn các trợ lý đào tạo của các khoa thực hiện quản lý kết quả học tập theo quy trình đảm bảo tính chính xác và khoa học;
Nhận Bảng điểm đánh giá học phần từ các khoa (bản gốc), kiểm tra, sửa sai và quản lý KQHTSV để: Tính ĐTB chung học tập; lập Bảng điểm học kỳ, Bảng điểm tổng kết học kỳ, năm học theo dạng lớp SV gửi về khoa chuyên môn 1 bản để lưu giữ và thông báo kết quả đánh giá cho SV thông qua tài khoản cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lưu giữ các Bảng điểm học phần, Bảng điểm tổng kết học kỳ, năm học và KQHT (lưu giữ trong 1 năm sau khi khóa học kết thúc); quản lí và lưu giữ Sổ điểm khóa học các ngành, hệ và trình độ (lưu giữ lâu dài). Trong quá trình học, nếu người học có nhu cầu cấp chứng nhận KQHT, lãnh đạo phòng ký và trình BGH xác nhận.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa, Tổ chuyên môn
Phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phòng Quản trị phục vụ cùng với các khoa tổ chức các kì thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
- Duyệt danh sách SV được dự thi theo đề nghị của GV bộ môn (người học vắng thi được coi là có lý do chính đáng khi đơn được gửi trước ngày thi và được Trưởng khoa duyệt) ; đề xuất danh sách SV được đăng ký làm bài tập nghiên cứu khoa học thay cho môn thi tốt nghiệp, trình BGH duyệt.
- Quy định nội dung thi, hình thức ôn tập và hình thức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp theo các qui chế của Bộ GDĐT để trình BGH ký duyệt; công bố nội dung các môn thi; qui định nhiệm vụ của GV hướng dẫn và trách nhiệm của bộ môn đối với SV trong thời gian làm bài tập nghiên cứu khoa học thay cho môn thi tốt nghiệp và ôn thi tốt nghiệp; xây dựng đề cương ôn thi.
- Chịu trách nhiệm phân công cán bộ xây dựng một bộ đề thi theo hình thức thi thống nhất. Quy trình xây dựng ngân hàng đề thi:
Trưởng khoa chỉ đạo các bộ môn xây dựng đề thi các học phần do Khoa quản lý nội dung đào tạo; đề xuất danh sách Hội đồng nghiệm thu NHĐT và tổ chức nghiệm thu theo Quyết định của Trường. Đối với những học phần có sự liên thông chương trình giữa các ngành đào tạo (liên thông ngang), Trưởng khoa chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chương trình và quản lý nội dung đào tạo chủ động phối hợp với khoa quản lý ngành đào tạo đểxây dựng NHĐT theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cán bộ làm công tác Khảo thí và ĐBCL cấp khoa có trách nhiệm giúp Trưởng khoa triển khai kế hoạch xây dựng NHĐT của Trường tới các bộ môn và giảng viên trong Khoa; hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo đề thi; đôn đốc tiến độ thực hiện; phối hợp với các Bộ môn kiểm tra các bộ đề thi của Khoa; chuẩn bị hồ sơ, văn bản đề tổ chức nghiệm thu.
- Trưởng bộ môn phân công cán bộ soạn thảo đề thi; trực tiếp chỉ đạo việc phân tích, sửa chữa, hoàn thiện các bộ đề thi đã được Trưởng khoa giao nhiệm vụ xây dựng; kết hợp với cán bộ khảo thí cấp khoa tổ chức nghiệm thu dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa.
- Đề nghị nhà trường xây dựng hội đồng đánh giá, nghiệm thu các bộ đề thi.
- Khoa bàn giao cho phòng KT&KĐCL các bộ đề thi và đáp án đã được nghiệm thu, file điện tử và văn bản. Trưởng khoa ký duyệt vào đề thi, đáp án và chịu trách nhiệm về những bộ đề thi đã bàn giao cho trường.
- Cử cán bộ coi thi theo yêu cầu của Phòng Đào tạo. Các cán bộ tham gia coi thi phải có trình độ đại học và là cán bộ cơ hữu đang công tác tại Khoa/Bộ môn. Nhận đề thi từ Phòng Thanh tra - Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (nếu đề thi rút từ ngân hàng đề) hoặc tổ chức ra đề thi; giao đề thi cho cán bộ coi thi.
- Tổ chức giao, nhận và quản lý bài thi từ khi kết thúc buổi thi đến khi chấm thi xong .
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hệ thống văn bản trên phải được phổ biến tới từng cán bộ quản lý, giảng viên để thực hiện nghiêm túc
Nhà trường, phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng cần có cơ chế giám sát việc thực hiện văn bản đã quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.3. Chỉ đạo khoa, tổ chuyên môn hướng dẫn giảng viên thiết kế lại đề cương môn học theo đúng bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm