Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 73 - 76)

1. Nguyên nhân thuộc về nhận thức: Kết quả phân tích ở phần trên cho thấy một trong những nguyên nhân yếu kém trong QL hoạt động ĐGKQHT là do nhận thức chưa đầy đủ của các đối tượng trực tiếp (CBQL, GV và SV) và gián tiếp (xã hội, người sử dụng lao động). Xã hội và sinh viên, cha mẹ sinh viên coi nặng kết quả học tập là điểm số mà sinh viên đạt được chưa quan tâm đến năng lực của sinh viên.

2. Nguyên nhân thuộc về chính sách, qui định của nhà trường: Những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra ĐGKQHTSV tuy đã được ban hành và tổ chức thực hiện, nhưng đều còn ở mức độ thấp.

3. Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của CB tham gia hoạt động ĐGKQHT:

Việc biên soạn đề thi của GV còn chưa được đầu tư, chú trọng thật sự. GV chưa được bồi dưỡng về việc biên soạn đề thi, cách thiết kế/viết câu hỏi TNKQ đạt yêu cầu kĩ thuật, cách xây dựng đề thi TNKQ để ĐGKQH, thiếu thời gian soạn bộ câu hỏi TNKQ, thiếu kĩ năng phân tích, tâm lí ngại thay đổi... GV hiểu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ đến đâu thì biên soạn đến đó, thông thường, sau khi dạy xong một học phần với các nội dung theo đề cương chi tiết cụ thể của học phần đó. GV nghĩ rằng SV nắm vững các yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng nào thì họ sẽ ra đề với các câu hỏi kiểm tra vào phần đó để cho kết quả SV đạt được kết quả thi, kiểm tra một cách tương đối. Bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vậy trong một học phần có những mục tiêu GV kiểm tra được SV nhưng cũng có những mục tiêu mà học phần đề ra GV không thể biết được SV có đạt hay không và đạt ở mức nào. Với cách ra đề thi và kiểm tra như vậy, điểm số thu được từ bài thi và kiểm tra không phản ánh được mức độ đạt mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của học phần đã quy định.

4. Nguyên nhân thuộc về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các khâu trong qui trình của hoạt động ĐGKQHT của SV: Việc chấm bài còn giao khoán cho GV và chưa thực hiện cơ chế giám sát thường xuyên, đặc biệt chưa có cơ chế giám sát hoạt động đánh giá quá trình của giảng viên nên xảy ra những bất cập trong đánh giá cho điểm. Vai trò của tổ bộ môn, khoa trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động đnáh giá kết quả học tập của sinh viên chưa được phát huy.

5. Việc xây dựng chuẩn đầu ra còn mang tính hình thức dẫn đến GV chưa lượng hóa rõ ràng về các tiêu chí ĐGKQHT của SV; SV không lượng hóa được mục đích học tập của mình, không xác định cụ thể các yêu cầu đối với bản thân. Điều này dẫn đến nội dung, kỹ năng và kiến thức không đáp ứng mong muốn mà SV cần đạt được để đảm bảo chất lượng đào tạo khi SV tốt nghiệp, xã hội không có cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường. Hoạt động đánh giá chưa dựa vào chuẩn đầu ra và chưa bám chuẩn.

6. Ngoài ra, còn có nguyên nhân mang tính xã hội: Một đối tượng đông đảo không trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐGKQHT trong số người được hỏi nhưng lại có liên quan và có tác động mạnh mẽ đến hoạt động là người sử dụng lao động. Xã hội coi trọng thi cử và bằng cấp. Các cơ sở sử dụng lao động quan tâm trước hết đến học lực ghi trên văn bằng mà ít quan tâm đến năng lực thực sự, hiện tượng sính bằng cấp trong tuyển dụng và đề bạt cán bộ hiện nay rất phổ biến. Đó là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT. Ngoài ra còn có một số các nguyên nhân khác do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 2

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN về cơ bản đã tiến hành nghiêm túc, 100% học phần được đánh giá theo ngân hàng đề thi, nội dung đánh giá đã tập trung vào những nội dung cơ bản của chương trình học, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, giám sát hoạt động thi, chấm thi, đánh giá được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục đó là nội dung đánh giá tập trung vào kiến thức chưa quan tâm nhiều đến đánh giá kĩ năng, đánh giá kĩ năng, đánh giá năng lực, phương pháp đánh giá chủ yếu là phương pháp tự luận viết, Đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình chưa được quan tâm đúng mức. Việc sử dụng kết quả đánh giá để hoàn thiện hoạt động dạy học chưa được quan tâm sử dụng. Nguyên nhân một phần do nhận thức của cán bộ, giảng viên, một phần do công tác quản lý, một phần do năng lực đánh giá của giảng viên vv... Đây là những cơ sở để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường ĐHSP - ĐHTN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm - đại học thái nguyên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)