Minh họa truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Mĩ thuật 8 - chuẩn (Trang 71 - 73)

I. Kiểm tra bài cũ (không)

Minh họa truyện cổ tích

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh phát triển khả năng tởng tợng và biết cách minh họa truyện cổ tích

2. Kỹ năng:

Vẽ minh họa đợc một tình tiết trong truyện

3. Giáo dục:

Học sinh yêu thích truyện cổ tích trong nớc và thế giới

II. Chuẩn bị:

1. Thầy:

- Su tầm các tranh minh họa truyện cổ tích của họa sĩ và học sinh - Tranh trong bộ đồ dùng mĩ thuật 8

2. Trò:

- Su tầm một số tranh minh họa truyện cổ tích - Giấy vẽ, chì tẩy

III. Phơng pháp dạy học

- Trực quan- Vấn đáp- Luyện tập

B. Phần thực hiện trên lớp

I. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

- Kiểm tra bài tập ở nhà và sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1 phút):

Truyện cổ tích là một thể loại truyện rất hấp dẫn đối với các em không chỉ vì nội dung mà còn thu hút các em bởi các hình ảnh minh họa. Vậy để vẽ tranh minh họa truyện cổ tích….

2. Nội dung bài.

7phút * Hoạt động 1: H ớng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài

I- Tìm và chọn nội dung đề tài

- Yêu cầu học sinh quan sát một số tranh minh họa truyện cổ tích trong sách giáo khoa và một số tranh đã

chuẩn bị

? - Em hãy nói về nội dung và hình thức (hình vẽ và màu sắc) một vài tranh mà em thích?

Gọi 2-3 học sinh lên chỉ trên tranh

Giáo viên phân tích nhận xét bổ xung về: + Bố cục

+ Hình vẽ

+ Trang phục của các nhân vật + Màu sắc

? -Thế nào là tranh minh họa? - Tranh minh họa là tranh vẽ theo nội dung câu truyện làm cho nội dung câu truỵên sáng rõ hơn

? - Hình vẽ và màu sắc trong tranh nh thế nào ? - Hình vẽ và màu sắc trong tranh minh họa thờng mang tính trang trí

10phút * Hoạt động 2: H ớng dẫn học sinh cách vẽ tranh minh họa

II- Cách vẽ tranh

? - Trứơc khi vẽ tranh minh họa một câu truyện cổ tích

ta phải làm gì? 1. Tìm hiểu nội dung Giáo viên lấy ví dụ: Truyện Tấm Cám cho học sinh

xem hình vẽ minh họa của học sinh

? - Ngoài hình vẽ trên theo em còn có thể chọn hình vẽ nào khác đẻ minh họa cho truyện Tấm Cám nữa không

(có thể vẽ một số hình ảnh khác nhau nh: Tấm Cám thử ớm giày, Tấm Cám từ quả thị ra… )

Giáo viên lấy thêm một số ví dụ khác: Minh họa

truyện cây khế, truyên Thạch Sanh… - Chọn ý thể hiện

- Tìm hình ảnh chính, phụ

2. Cách vẽ ? - Theo em với bài vẽ này chúng ta có tiến hành giống

với các bài vẽ tranh đề tài không ? (giống vẽ tranh đề tài)

? - Em hãy nhắc lại cách vẽ tranh đề tài? - Tìm bố cục - Vẽ hình - Vẽ màu Giáo viên lu ý học sinh tìm bố cục, hình vẽ, màu sắc

sao cho cân đối hài hòa. Chú ý đến vẽ hình sao cho phù hợp với nội dung truyện

19phút * Hoạt động 3: H ớng dẫn học sinh làm bài III. Bài tập

giúp học sinh :

+ Chọn một ý nào đó của truyện mà mình thích + Vẽ hình phù hợp với nội dung

+ Vẽ màu theo ý thích nhng cần có đậm nhạt

truyện cổ tích mà em thích

3phút * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Chọn một số bài dán lên bảng

- Yêu cầu học sinh nhận xét về nội dung cách thể hiện của từng bài ? - Em hãy xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận của mình

Giáo viên nhận xét bìa sách chấm điểm một số bài vẽ 1phút III. Hớng dẫn học ở nhà

- Yêu cầu học sinh về nhà vẽ thêm

- Tìm hiểu bài 29, su tầm một số tranh ảnh có liên quan tới bài học

Ngày soạn:….../……./200… Ngày giảng:…..../….…./200…

Một phần của tài liệu Mĩ thuật 8 - chuẩn (Trang 71 - 73)