quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn
nên sức mạnh tinh thần của người lính. Có hai nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời. Nói về hoàn cảnh tâm tư của anh rõ ràng tôi đã hiểu hết tâm tư nỗi lòng của anh, mặc dù anh không nói. Tôi còn hiểu cả những người thân của anh đang dõi theo anh, nhớ mong anh, lo lắng cho anh cũng như tôi. Đó là biểu hiện cảm động của tình tri kỉ, đồng chí.
? Ba câu thơ đầu của phần 2 gợi cho em thấy những biểu hiện gì của tình đông chí ? GV chiếu-
- Chú ý vào 6 câu thơ tiếp theo
? Nhận xét về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? GV chiếu-
? Qua cách diễn đạt đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống, chiến đấu của các anh bộ đội thời kì đầu KCCP?
( GV bình: Câú trúc thơ sóng đôi anh- tôi như một
chất kết dính, câu thơ ngắn lại diễn tả những khó khăn chất chồng. Đoạn thơ ngồn ngộn chất hiện thực, đã tái hiện được một thời gian khổ hi sinh. Đó là những năm đầu KCCP vô cùng khó khăn, thiếu thốn: thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật. Thời điểm đó nước ta chủ yếu tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính nên trang thiết bị của người lính vô cùng thiếu thốn. Bộ quần áo họ mặc để làm ruộng cũng là bộ quần áo mặc trong quân ngũ. Hành quân đường rừng, quần áo tã nát không kịp vá phải lấy dây rừng túm lại, họ hài hước gọi nhau là Vệ quốc túm. Họ cùng trải qua những cơn sốt rét hành hạ. Đây là căn bệnh phổ biến của những người lính. Rụng tóc, đầu trọc các anh gọi nhau là Vệ trọc. Viết được những câu thơ ngồn ngộn chất hiện thực ấy là bởi vì nhà thơ cũng là một chiến sĩ tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 cùng đồng đội. Bản thân tác giả trong chiến dịch cũng chỉ phong phanh một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ, nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Nhiều đồng đội đã hi sinh, tác giả bị ốm.
? Câu thơ Miệng cười buốt giá giúp em hiểu điều gì? (Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản vừa có hình
ảnh tả thực miệng nhợt nhạt vì trời buốt giá, môi miệng khô nứt nẻ, có khi nứt ra chảy máu.. vừa là sự vượt lên gian khổ.
Cái cười trong giá rét tái tê vừa là sự vượt lên gian khổ, vừa sáng lên tinh thần lạc quan)
-> Thấu hiểu cảnh ngộ, tâm tư nỗi niềm thầm kín của nhau.
- Cấu trúc sóng đôi, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ chân thực.
? Qua tìm hiểu những câu thơ trên, em thấy tình đồng chí còn được biểu hiện ntn?
? Trong đoạn thơ lắng đọng nhất là hình ảnh nào? Tại sao? - Thương nhau tay nắm …tay.
(GV bình: Lắng đọng nhất vì đó là một thứ ngôn ngữ
không lời: Một sự biểu hiện giản dị, mộc mạc, không ồn ào nhưng thấm thía lắng sâu. Bàn tay giao cảm thay cho lời nói, bàn tay im lặng của sự đoàn kết, gắn bó, cảm thông chia sẻ. Bàn tay là hơi ấm đồng đội- lời thề quyết tâm- sự hứa hẹn lặng lẽ mà lắng sâu. Bàn tay nói được tất cả những gì không nói được bằng lời.)
? Qua hình ảnh ấy, em hiểu thêm biểu hiện cao đẹp nào của tình đồng chí?
GV mở rộng:
Đến giờ các em đã hiểu vỡ sao cỏc anh vượt qua hoàn cảnh sống, chiến đấu khó khăn như vậy. Bằng những chi tiết chân thật, giản dị; xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhau, tác giả làm nổi bật một đặc điểm quan trọng của tình đồng chí- đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.Tình đồng đội là chỗ dựa tinh thần để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
Trong một bài thơ khác- bài thơ” Giá từng thước
đất”- Chính Hữu viết:
“Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta là hớp nước uống chung. Nắm cơm bẻ nửa.
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa. Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết...”
? Qua phân tích phần 2, em hãy khái quát những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí?
GV chốt lại- chuyển:
Phải chăng nhờ có tình cảm đồng chí, đồng đội, tinh thần lạc quan, tình yêu nước làm nên sức mạnh tinh thần giúp họ vượt lên hoàn cảnh khó khăn để chiến đấu và chiến thắng quân thù.
- Đọc 3 câu thơ cuối.
Câu hỏi thảo luận ( 2 phút) ? Ba câu thơ gợi lên những hình ảnh nào?
Có 3 hình ảnh: người lính, khẩu súng và vầng trăng trăng.
? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình
=> Chia sẻ với nhau những gian lao trong chiến trường.
=> Thương yêu, đoàn kết, gắn bó, cảm thông
ảnh trong 3 câu thơ trên?
? Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
(Câu1: Thời gian: đứng gác trong đêm; Không gian:
rừng hoang, sương muối.Cảnh thực- rừng mùa đông Việt Bắc rất lạnh.Sương muối độc hại làm buốt tê da như những mũi kim châm đến lúc bàn chân tê cứng đến mất cảm giác.
Câu 2: Tư thế của người lính: Sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới. Câu 3: Đó là những hình ảnh thực và giàu chất lãng mạn - Hình ảnh đẹp về tình đồng chí. Sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết) ( GV bình: Đầu súng trăng treo- hỡnh ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hỡnh ảnh của thanh bỡnh hạnh phỳc. Sỳng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghỡn năm văn hiến. Súng là hỡnh ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hỡnh ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lóng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đó núi lờn lớ tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bỡnh, chiến đấu cho ánh trăng mói nghiờng cười trên đỉnh núi. Ta hóy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hỡnh ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nũng sỳng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nũng ngọn sỳng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bỡnh, nú tượng trưng cho tư thế lạ quan bỡnh tĩnh, lóng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.)
? Nêu nhận xét của em về nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
- Từ ngữ mộc mạc, giản dị giàu chất nhạc. ? Nêu khái quát nội dung bài thơ?
- Dựng lên một bức tượng đài về người lính cách mạng: bình dị mà cao cả
Đó là kiến thức cơ bản các em cần nắm Gv chiếu ghi nhớ- hs đọc- về nhà học.
? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”.
Đồng chí là cùng chí hướng, lí tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng chung một đoàn thể cấch mạng.Toàn bộ nội dung bài thơ tập trung làm nổi bật về những vẻ đẹp của tình đồng chí.Nhan đề bài thơ thâu tóm linh hồn bài thơ.
( +Thấu hiểu cảnh ngộ, tâm tư nỗi niềm
thầm kín của nhau.
+Chia sẻ với nhau những gian lao trong chiến trường.
+Thương yêu, đoàn kết, gắn bó keo sơn.)
c- Bức tranh đẹp về tình đồng chí . .
Đêm.. rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
Đó là hình ảnh thực+ lãng mạn
+ Tả thực: Những đêm trăng chiến khu đẹp, trong trẻo, thơ mộng….( gợi vẻ đẹp lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát)
+ ẩn dụ, tượng trưng:
- Súng: chiến tranh, gian khổ, hi sinh. - Trăng: Hoà bình, vẻ đẹp của đất nước. Hai hình ảnh vốn tương phản nhưng trong câu thơ lại hoà hợp: ngay trên đầu nòng súng đen ngòm lạnh lẽo kia là một vầng trăng đang toả sáng hiền hoà. Người chiến sĩ cầm súng không phải để huỷ diệt mà là để bảo vệ cuộc sống, hoà bình cho vầng trăng sáng mãi. Biểu tượng đẹp về người lính vừa dũng mãnh kiên cường vừa lãng mạn .
=> Bức tranh đẹp, là biểu tượng về tình đồng đội, tâm hồn người chiến sĩ luôn luôn hướng về hoà bình.
- Mang tính biểu tượng : Gần - xa , thực tại - mơ mộng , chất chiến đấu ,trữ tình ->Đặc điểm thơ kháng chiến.
4.Tổng kết:. a. Nghệ thuật. b. Nội dung
=> Ghi nhớ SGK tr 131
GV liên hệ :
? Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời k/c chống Pháp?
- Xuất thân… - Quyết tâm ra đi…
- Sức mạnh vượt qua khó khăn… - Kết tinh tình cảm….
người lính xuất ngũ nay trở về mỗi người một phương nhưng họ vẫn còn nguyên những kỉ niệm năm nào. Hàng năm họ vẫn họp hội đồng ngũ đểnhớ về những ngày đáng nhớ, những năm tháng không thể nào quên. Khi xưa họ sát cánh bên nhau trong chiến hào giờ đây họ vẫn sát cánh bên nhau trong cuộc sống.
III. Luyện tập:
-> thế hệ đi trước đã hi sinh tất cả cho độc lập tự do của tổ quốc.
? Em có suy nghĩ gì về bổn phận của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước? Tự hào về truyền thống yêu nước, yêu mến anh bộ đội cụ Hồ, phát huy…sống có lí tưởng biết chấp nhận vượt qua khó khăn, thử thách vượt lên chính mình…
IV. Củng cố:
- GV khái quát lại nội dung cần nắm bằng sơ đồ
- Đây là một trong những bài thơ thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội .Đặc biệt là đã góp phần mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, đời thường, chân chất. Bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành bài ca đi cùng năm tháng ca ngợi tình đồng chí và vẻ đẹp của người lính bbộ đội cụ Hồ thời kì đầu KCCP.
V. Hướng dẫn học bài:
-Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ cuối bài. - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài
- Làm bài tập 2- phần LT trong SGK và bài tập bổ sung- SBT