Đọc Hiểu văn bản: (23’)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 cả năm (Trang 41 - 43)

1. Đọc- chú thích 2. Bố cục văn bản:

- GV hướng dẫn tìm hiểu chú thích: kiểm tra một số từ có trong chú thích:

“đinh ninh ”, “ấp iu ”.

? Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai và nói về vấn đề gì?

? Em hãy nêu bố cục của bài thơ ?

- Khổ 1: H/ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

- Khổ 2, 3, 4, 5: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, h/ảnh bếp lửa.

- Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

- Khổ 7: Nỗi nhớ khôn nguôi về bà.

- Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh nào ? ? Hình ảnh “ bếp lửa” có gì đặc biệt?

Hình ảnh đó đã gợi lên điều gì ?

- Từ chờn vờn, ấp iu gợi gợi cho em hình ảnh và cảm xúc gì ?

+ Bếp lửa -1 h/ả rất quen thuộc trong các g/đình VN từ bao đời nay. H/ả bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của sương sớm. Cách sử dụng từ láy chờn vờn như gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong T/g 1 cách chập chờn như khói bếp. H/ ả bếp lửa từ trong sâu thẳm tiềm thức khi ẩn khi hiện, khi mờ trong nỗi nhớ nôn nao của đứa cháu xa cách lâu ngày. Từ ấp iu được dùng rất sáng tạo, gợi đến đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. Đó là kết qủa sáng tạo và nối kết của bao từ: ấp lửa, chắt chiu, nâng niu.

- Điều gì trong lòng người cháu cùng xuất hiện với bếp lửa

nồng đượm ?

- Em hiều thế nào về hình ảnh “ nắng mưa”

? Nhà thơ mượn hình ảnh “ bếp lửa” để muốn nói lên điều gì?

- Vì sao nỗi nhớ bà lại đựơc nhắc lên từ hình ảnh bếp lửa? * GV: Bếp lửa đã là linh hồn, trở thành bếp lửa ủ chứa tình

thương của cháu đối với cuộc đời lam lũ, trải qua nắng mưa của bà. Dù xa cách nửa vòng trái đất nhưng dường như BV

vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ dôi bàn tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương vô hạn đối với bà. T/ cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt c/đời này người cháu không bao giờ quên được. Và cũng chính t/ cảm đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như bếp lửa đã lan toả toàn bài thơ.

3. Phân tích:

a) Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc : - “Một bếp lửa => Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình.

- chờn vờn, ấp iu .

-> Điệp ngữ, từ láy gợi động tác khéo

léo, chăm chút của bà và sự nâng niu trân trọng, giữ gìn kỷ niệm của tác giả. Là h/ảnh quen thuộc, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của t/g

- Gơi kí ức hiện về chập chờn như khói bếp.

- “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” - Nắng mưa -> h/a ẩn dụ cho cuộc đời nhiều vất vả, lắm lo toan của bà.

=> Hồi tưởng về tình bà cháu thân thương, ấm áp.

- Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà trong bài thơ ? - Em có cảm nghĩ gì về nhan đề bài thơ ?

V. Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích ý nghĩa của từ “ chờn vờn, ấp iu” trong khổ thơ thứ nhất. - Soạn bài: Phần tiếp theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---

Tuần 12 - Tiết 57 – văn bản. BẾP LỬA

( Bằng Việt)

A. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức :

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng.

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tình yêu thương, trân trọng tình cảm thiêng liêng trong gia đình, xã hội: lòng biết ơn bà, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên : Giáo án , tư liệu tham khảo.

2. Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi SGK + Đọc kĩ đoạn trích và chú thích ().

C.Tiến trình hoạt động dạy-học .

I. Tổ chức lớp:

Thứ....ngày dạy .../.../...Lớp 9A- Sĩ số : ... Vắng...

Thứ....ngày dạy .../.../...Lớp 9B- Sĩ số : ... Vắng...

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 cả năm (Trang 41 - 43)