- Học thuộc lòng bài thơ . Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa của vầng trăng ở khổ thơ thứ nhất.
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại.
Tuần 12 - Tiết 60 – Văn bản. ÁNH TRĂNG
( Nguyễn Duy)
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Hiểu được ý nghĩa hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho bản thân.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự , nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn ”.
1. Giáo viên : Giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi SGK + Đọc kĩ đoạn trích và chú thích ().
C.Tiến trình hoạt động dạy-học .
I..Tổ chức lớp: (1‘)
Thứ....ngày dạy .../.../...Lớp 9A- Sĩ số : …. Vắng...
Thứ....ngày dạy .../.../...Lớp 9B- Sĩ số : …. Vắng...
II. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ ‘ Ánh trăng’
- Phân tích hình ảnh ánh trăng ở câu thơ thứ nhất.
III. Bài mới ( 35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* GV yêu cầu HS đọc 3 khổ thơ tiếp theo và cho biết: - Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào?- GVkiểm tra chú thích (1 ): giải thích từ “người dưng ”.
? Từ hồi về thành phố quen với những tiện nghi hiện đại
đó có sự thay đổi trong tình cảm như thế nào?
? Nhận xét thái độ sống của người đối với trăng ra sao? ? Cách cư xử đó đối với trăng đáng trách không? Hs : bộc lộ.
- GV bổ sung: Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện
nghi, người lính đã quen với những vật chất cao sang như “ ánh điện ”, “ cửa gương ” lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những. Chính sự lãng quên của con người đã phá vỡ tình bạn giữa người lính và vầng trăng. Khổ thơ thứ ba hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ.
? Sự xuất hiện vầng trăng trong tỡnh huống như thế
nào? (Mất điện).
? Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh đèn điện tắt. Vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm.
? Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ? ? Cảm xúc rưng rưng: “ Như là đồng là bể. Như là sông
là rừng” cho thấy tâm hồn con người đang hướng về
những kỉ niệm nào ?
- Kỉ niệm thời quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn nghèo nàn, gian lao
Nội dung cần đạt I – Giới thiệu chung: