Công tác quản lý thi công

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 64 - 105)

6. Kết quả dự kiến đạt được

2.4.2.3 Công tác quản lý thi công

- Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý thi công.

Hàng tuần, công ty luôn tổ chức 1 cuộc họp với ban chỉ huy các công trường để nắm bắt tình hình thi công và chủ động giải quyết các vướng mắc, khó khăn của từng dự án.

Quá trình tổ chức thi công đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án.

Các bộ phận chức năng trên công trường hoạt động mang tính chuyên môn hóa cao nên đem lại hiệu quả công việc tốt và năng suất lao động tăng cao.

Công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình đã thực hiện khá tốt: thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹ thuật và biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính xác về diễn biến ở công trường.

Cho đến nay, có rất nhiều dự án đã được đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng và yêu cầu sử dụng, không phát hiện những hư hỏng về kết cấu công trình sau khi bàn giao. Một số công trình nhận được bằng khen từ phía chủ đầu tư và cơ quan nhà nước tặng.

- Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công.

Chậm tiến độ vẫn là xu hướng phổ biến trong các công trình.

Ở một số công trình trong giai đoạn thi công vẫn có nhiều sai hỏng phải sửa chữa hoặc đập đi làm lại gây lãng phí và giảm chất lượng cho cấu kiện sai hỏng.

Việc truyền đạt thông tin từ ban chỉ huy xuống và giữa các bộ phận còn nhiều hạn chế.

Chưa có quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật tổng thể.

Công tác nghiệm thu công việc nội bộ còn chưa được chú trọng. Vai trò của bộ phận QA-QC chưa được đánh giá cao trong công tác quản lý chất lượng kỹ thuật nội bộ. Tư tưởng của Ban chỉ huy đối với bộ phận này thường chỉ chú trọng đến công tác hồ sơ. Do đó khi nghiệm thu công việc với TVGS vẫn còn nhiều lỗi và thậm chí khó khắc phục những lỗi đó.

Việc xử lý các sai hỏng không phù hợp về chất lượng chưa có quy trình rõ ràng. Nhiều vi phạm chất lượng sảy ra song chỉ sửa chữa lấp liếm và chưa minh bạch.

- Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

Các nguyên nhân chính gây chậm tiến độ gồm: - Chậm trong giải phóng mặt bằng.

- Bất lợi của thời tiết, mùa lũ.

- Năng lực cán bộ phụ trách thi công thiếu linh hoạt.

- Tài chính huy động cho công trình thường thiếu (cũng có nguyên nhân do chủ đầu tư chậm giải ngân).

- Các công trình thi công không huy động được công nhân có tay nghề tốt, hoặc có đông công nhân nhưng điều hành không hợp lý làm cho năng suất lao động thực tế kém đi.

- Điều chỉnh thiết kế, chưa chủ động trong triển khai thi công cũng góp phần lớn làm chậm tiến độ thi công.

Vẫn xảy ra 1 số hư hỏng nhẹ là do trình độ tay nghề của công nhân không đều, do các đội và xí nghiệp thuê lao động mùa vụ nhưng không kiểm soát được chất lượng công nhân.

Người kiểm soát bản vẽ triển khai thi công của bộ phận Shop không làm hết trách nhiệm mà chủ yếu phụ thuộc vào nhân viên vẽ. Điều này dẫn đến tình trạng vẫn

có những sai sót, nhầm lẫn trong bản vẽ không được phát hiện sớm nên thi công xong lại phải dỡ ra làm lại.

Bộ phận QA-QC chưa làm hết trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng công việc của các tổ công nhân.

Chưa thiết lập quy trình xử lý sự không phù hợp về chất lượng chung cho các dự án của Công ty. Quá trình xử lý sự không phù hợp về chất lượng phụ thuộc nhiều vào ý thức chất lượng của Ban chỉ huy công trình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã nêu ra thực trạng công tác quản lý thi công công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình trong thời gian vừa qua. Cụ thể đánh giá những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Từ đó đề tài có cơ sở đưa ra các giải pháp kiến nghị ơ chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THI CÔNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở PHÍA ĐÔNG

HỒ NGHĨA ĐÔ-TP HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu về dự án

3.1.1 Địa điểm:

Công trình: Chung cư cao tầng tại dự án Khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô Số 06 – Phố Nguyễn Văn Huyên – Quận Cầu Giấy - Hà Nội

3.1.2 Quy mô công trình.

Công trình có diện tích 4791m2 với phần diện tích xây dựng phần ngầm là 4143m2 và phần nổi là 2318 m2 với 4 tầng hầm và 28 tầng nổi.

3.1.3 Các đơn vị quản lý thi công trên công trường:

+ Nhà thầu thi công: Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC)

+ Tư vấn giám sát và quản lý dự án: Công ty Bureau Veriras Viet Nam

+ Ban quản lý dự án thuộc chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh

3.1.4 Nội dung gói thầu:

Thi công kết cấu cho các hạng mục phần hầm và phần thân (không bao gồm phần thi công cọc và tường vây)

3.1.5. Đặc điểm kết cấu công trình

+ Cọc Baret.

+ Tường vây Bê tông cốt thép dày 800mm

+ Khung bê tông cốt thép chịu lực. Từ tầng 3 đến tầng 27 kết cấu dầm sàn là sàn Bê tông cốt thép dự ứng lực theo phương pháp căng sau có bám dính.

3.1.6. Giải pháp thi công chính cho phần hầm và phần thân.

Do công trình xây dựng trên diện tích chật hẹp, xung quanh có các công trình đã xây dựng. Mặt khác phần ngầm gồm 4 tầng hầm nên giải pháp thi công được đưa ra là

sử dụng phương pháp thi công “Topdown”. Riêng sàn tầng trệt (tầng 1) có gia cường thêm hệ dầm thép tạm để đỡ sàn do có máy móc phục vụ thi công đi lại bên trên.

Thời điểm thi công phần thân được bắt đầu từ lúc bê tông dầm sàn tầng 1 đạt cường độ thiết kế và được sự cho phép của tổ chức tư vấn và Chủ đầu tư.

Ván khuôn vách lõi phần thân sử dụng hệ ván khuôn nhôm leo theo từng tầng. Mối nối thép chủ chịu lực cho cột vách được sử dụng công nghệ mối nối bằng ống ren.

3.1.7 Các sự cố về chất lượng công trình có thể gặp phải trong quá trình thi công, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.

3.1.7.1 Trong quá trình thi công tầng hầm:

Tường vây chuyển vị vượt quá yêu cầu thiết kế gây sụt lún các công trình lân cận, làm tách các tấm tường barret gây thấm nước, làm biến dạng kiến trúc các tầng hầm.

Nguyên nhân:

Do chất lượng thi công tường chắn không đảm bảo.

Do số liệu khảo sát địa chất không đánh giá chính xác được tất cả các vị trí trên khu vực thi công. Diễn biến địa chất phức tạp không lường được trước.

Do quá trình thi công tầng hầm không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật văng chống hoặc không tuân thủ biện pháp thi công được duyệt.

Một số đề xuất phòng ngừa:

Phải tính toán và dự báo giá trị chuyển dịch của nền đất tường chắn khi thiết kế biện pháp thi công hố đào. Kết quả tính toán phải trình bày chi tiết trong hồ sơ biện pháp thi công công trình.

Nhất thiết phải gắn thiết bị quan trắc độ lún sụt của đất nền lân cận hố đào, quan trắc chuyển vị của tường chắn nhằm cảnh báo sớm và phát hiện kịp thời các sự cố có thể sảy ra.

Khi sự cố sảy ra thì tùy theo tính chất và mức độ sự cố phải xin ý kiến BQL, TVGS, TV thiết kế đưa ra các giải pháp cụ thể để xử lý.

3.1.7.2 Trong giai đoạn thi công sàn cáp dự ứng lực:

TT Sự cố Nguyên nhân Biện pháp xử lý

1

Tụt đầu neo chết hoặc đầu neo kéo.

- Nêm, neo và cáp không đồng bộ hoặc bị lỗi trong quá trình chế tạo.

- Do thiết bị kéo căng chưa đồng bộ.

- Cường độ bê tông sàn không đạt thiết kế.

- Tuỳ theo sự cố cụ thể mà xử lý ngoài hiện trường. Có thể thực hiện bằng cách nhả neo, xử lý bằng cách nhổ neo, thay nêm neo khác, đục bê tông đầu neo rồi đổ bù bằng sika grout đến khi đạt cường độ, thực hiện kéo căng theo trình tự.

2

Vỡ BT khi kéo căng cáp.

- Do BT tại vùng kéo căng chưa đạt cường độ yêu cầu khi kéo căng.

- Do quá trình đổ BT chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Tuỳ theo sự cố cụ thể mà xử lý ngoài hiện trường. Có thể thực hiện xử lý bằng cách nhả neo, xử lý vùng BT không đảm bảo cường độ (bằng cách đục tẩy BT, vệ sinh sạch, đổ BT có phụ gia không co, phụ gia tăng cường độ,..). Khi BT đổ bù đạt cường độ, thực hiện kéo căng theo quy trình.

3 Đứt cáp

- Do cáp bị lỗi trong quá trình sản xuất.

Do trong quá trình lắp đặt bị mỏ hàn chạm vào. - Do quá trình tạo profile

cho cáp không đảm bảo. - Do thiết bị kéo căng chưa

đồng bộ.

- Rút cáp đã bị đứt ra khỏi ống cáp, luồn sợi cáp khác thay thế.

4 Độ dãn dài không đạt yêu cầu - Do hao tổn ma sát thực tế có sự khác biệt so với lý thuyết.

- Do mô đun đàn hồi của vật liệu thực tế khác biệt so với lý thuyết

- Không đạt độ dãn dài tính toán: Biện pháp khắc phục là kéo lại cấp lực thiết kế Ptk, nếu neo công tác vẫn mở neo, lấy lại số đo, nếu neo công tác vẫn chặt thì lực kéo đã đủ kết quả được chấp nhận.

- Độ dãn dài vượt quá giá trị tính toán thì Nhà thầu sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý cho từng trường hợp cụ thể.

3.2. Đề xuất giải pháp về nhân sự quản lý kỹ thuật thi công xây dựng

Với đặc điểm công trình đòi hỏi đáp ứng cao các yêu cầu kỹ thuật, Công tác nghiệm thu của đơn vị tư vấn rất khắt khe. Do vậy, Ban chỉ huy công trường cần thành lập với những cán bộ, kỹ sư giỏi, đầy kinh nghiệm. Các tổ đội công nhân thi công tuyển chọn phải có tay nghề cao, ý thức trách nhiệm kỷ luật tốt để thi công xây dựng công trình.

Dựa vào khối lượng công việc đáp ứng theo tiến độ thi công, mức độ phức tạp của quá trình thi công xây dựng và với kinh nghiệm làm việc của bản thân, tác giả đề xuất số lượng nhân sự cho từng bộ phận của Ban chỉ huy công trình như sau:

Hình 3. 1: Đề xuất sơđồ tổ chức ban chỉ huy công trường

Để bộ máy hoạt động thực sự hiệu quả, đáp ứng được tiêu chí đề ra của dự án, nhân sự quản lý xây dựng cho dự án cần phải đáp ứng được một số yêu cầu công việc, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cho các bộ phận của Ban chỉ huy công trình như sau:

3.2.1. Giám đốc dự án, Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó.

- Yêu cầu trách nhiệm:

Quản lý và điều hành hoạt động của dự án để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng thời hạn, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn lao động, chi phí hợp lý và thỏa mãn cao nhất các yêu cầu của chủ đầu tư.

Huy động và cung cấp nguồn lực cho dự án. Chuẩn bị cho hoạt động thi công.

Kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ, an toàn và chi phí hoạt động của công trường.

Đánh giá và kiểm soát hiệu quả của dự án.

Làm việc với chủ đầu tư, các bên liên quan, cơ quan hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.

Cập nhật, phổ biến và tổ chức tuân thủ các yêu cầu của pháp luật trong quá trình thực hiện dự án.

Cam kết thực hiện Chính sách chất lượng Công ty, đem lại sự thoả mãn cho khách hàng.

- Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương. Tham gia các khoá đào tạo xây dựng và quản lý dự án.

Am hiểu về biệm pháp thi công topdown, biện pháp thi công cáp.

Am hiểu quy định của nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình. Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) thành thạo và giao tiếp tốt

CHT có thời gian liên tục tham gia thi công xây dựng tối thiểu 7 năm và đã tham gia thi công ít nhất một công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt cùng loại có quy mô và biện pháp thi công tương tự.

- Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

Tiến độ thực hiện dự án. Chi phí thực hiện dự án.

Tỷ lệ chất lượng của công trình với cam kết của nhà thầu.

Mức độ ảnh hưởng của công việc phát sinh (tiến độ, khối lượng, chi phí, sự cố) đến sự thoả mãn của khách hàng.

An toàn trong thi công (số lần quy phạm nội quy an toàn, số lần xảy ra các sự cố tai nạn lao động).

3.2.2. Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng QA-QC.

- Yêu cầu trách nhiệm:

Nắm vững các yêu cầu chất lượng của công trình. Lập kế hoạch chất lượng cho công trình.

Lập biện pháp quản lý chất lượng thi công.

Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công và các cơ sở sản xuất. Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư vào công trường.

Kiểm soát chất lượng công việc trong quá trình thi công.

Giải quyết các ý kiến – khiếu nại của chủ đầu tư, tư vấn về vấn đề chất lượng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Cam kết thực hiện Chính sách chất lượng Công ty, đem lại sự thoả mãn cho khách hàng.

- Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

Tốt nghiệp Kỹ sư xây dựng, Kiến trúc sư hoặc các văn bằng tương đương Am hiểu quy định của nhà nước về xây dựng và quản lý chất lượng công trình. Nắm vững nguyên lý quản lý chất lượng thi công xây dựng.

Sử dụng ngoại ngữ (anh văn) tốt, đọc hiểu bản vẽ thi công và tiêu chí kỹ thuật công trình.

Có kinh nghiệm thi công topdown và thi công cáp cho nhà cao tầng.

- Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

Khả năng hoàn thành mục tiêu và trách nhiệm đã nêu trên.

Các kết quả của quá trình đo đạc, giám sát chất lượng công trình.

3.2.3. Kỹ thuật giám sát công trình.

- Yêu cầu trách nhiệm:

Chuẩn bị cho việc thi công.

Quản lý chất lượng các công tác thầu phụ thi công. Theo dõi-giám sát chất lượng và tiến độ thi công.

Phối hợp với thủ kho công trường kiểm soát lượng vật tư, thiết bị trên công trường.

Phối hợp với Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia nghiệm thu công việc. Phối hợp với cán bộ an toàn lao động giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động trên công trường.

Báo cáo mỗi ngày cho chỉ huy trưởng công trình.

- Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm:

Có kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý các tổ đội thi công, hiểu biện pháp, kỹ thuật thi công và các tiêu chuẩn thi công.

Đã từng thi công các công trình có quy mô tương đương.

- Các chỉ số đánh giá hoàn thành công việc:

Tỷ lệ tiến độ thực hiện công việc với tiến độ đã duyệt.

Tỷ lệ chất lượng các công việc thực hiện với chất lượng mà nhà thầu ký kết. Mức độ tuân thủ của các tổ trưởng và thầu phụ.

Số vụ việc quy phạm về an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường.

3.2.4. Bộ phận Shop.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 64 - 105)