6. Kết quả dự kiến đạt được
3.4 xuất quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công cho công trình
3.4.1 Mục đích:
Hướng dẫn cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện công việc trên công trường, quản lý quá trình thực hiện của các đối tượng tham gia, kiểm tra chất lượng các công việc thực hiện và nghiệm thu các công việc đã hoàn thành.
3.4.2 Hệ thống quản lý chất lượng tại hiện trường
Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty và đại diện cho Công ty trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:
Giám đốc dự án: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc
Chỉ huy trưởng: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.
Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.
Đồng thời, để đảm bảo kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:
+ Đại diện giám sát của tư vấn thiết kế
+ Đại diện của Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án. + Đại diện tư vấn giám sát
+ Phòng thí nghiệm hiện trường
Hình 3. 2: Đề xuất lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật
Nội dung Trách nhiệm Nội dung công việc Biểu mẫu
(Xem phụ lục) 1. Bàn giao tài liệu và mặt bằng thi công CHT/CT Ðối tượng thi công.
BCHCT bàn giao hồ sơ tài liệu và mặt bằng thi công cho đối tượng trực tiếp thi công.
BM-
01/CL:Phiếu chuyển giao tài liệu - hồ sơ
2. Hướng dẫn công việc và cách thức kiểm tra CHT/CT Ðối tượng thi công.
BCHCT hướng dẫn cho đơn vị trực tiếp thi công cách thức triển khai thực hiện các công việc được giao và cách thức kiểm tra nghiệm thu.
3. Thi công Ðối tượng thi công
Thực hiện và tự kiểm tra chất lượng các công việc được giao theo đúng hướng dẫn của BCHCT.
3a. Quản lý
thi công CHT/CT
Quản lý việc thực hiện công việc của các đơn vị thi công trực tiếp gồm: Tổ chức thi công, kiểm soát vật liệu, kiểm soát vận hành MMTB, kiểm soát chất lượng, kiểm soát ATLÐ&VSMT… BM-02/CL đến BM-08 4. Nghiệm thu công việc
Xem lưu đồ hướng dẫn thực hiện bên dưới (Lưu đồ nghiệm thu công việc) 5. Nghiệm thu giai đoạn
Xem lưu đồ hướng dẫn thực hiện bên dưới (Lưu đồ nghiệm thu giai đoạn) 6. Nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình
Xem lưu đồ hướng dẫn thực hiện bên dưới (Lưu đồ nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình)
7. Lưu hồ sơ BCHCT Ðối
Lưu đồ nghiệm thu công việc:
Lưu đồ nghiệm thu gia đoạn:
Lưu đồ nghiệm thu hoàn thành bàn giao công trình:
3.5 Đề xuất quy trình xử lý sự không phù hợp về chất lượng thi công 3.5.1 Mục đích: 3.5.1 Mục đích:
Nhằm loại bỏ những sai lỗi, những điểm không phù hợp (KPH) đã được phát hiện, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân để đưa ra những hành động khắc phục phù hợp, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa (PN) để ngăn ngừa sự tái diễn (nếu có). Áp dụng cho việc thực hiện các sai lỗi trong công tác quản lý chất lượng.
3.5.2 Nội dung:
Lưu đồ xử lý sự không phù hợp (KPH): Hướng dẫn trình tự xử lý tất cả những vấn đề không phù hợp xảy ra trong tất cả các hoạt động của công ty. Trong trường hợp có yêu cầu phải khắc phục ngay sự không phù hợp (nếu sự không phù hợp có liên quan đến kỹ thuật thi công) thì biện pháp khắc phục phải có sự tham gia của của Phòng kỹ thuật (kèm theo biên bản cuộc họp, thông báo, hay các vãn bản liên quan yêu cầu cần phải khắc phục ngay), nhưng sau khi khắc phục xong phải lập phiếu CAR cho hành động này.
Nội dung Trách
nhiệm Nội dung công việc Biểu mẫu
1. Phát hiện sự không phù hợp
Tất cả CB- CNV
Khi phát hiện sự KPH theo các trường hợp cần phải lưu lại bằng chứng để chứng minh như: hình ảnh,…
Nếu nội bộ tự phát hiện: Người phát hiện báo cho Trưởng bộ phận.
Trưởng bộ phận liên quan
Khi phát hiện sự KPH nhỏ, Trưởng bộ phận của nơi bị phát hiện phải tiến hành: - Yêu cầu lập phiếu xử lý sự không phù hợp
- Phân công người có trách nhiệm xử lý.
1a.Thực hiện xử lý
Người được phân công
- Người có yêu cầu lập phiếu xử lý sự KPH có trách nhiệm lập phiếu xử lý sự không phù hợp.
- Người được phân công khắc phụ thì tiến hành khắc phục nhanh để đáp ứng kịp thời các hoạt động của công ty. Khi thực hiện xử lý cần phải lưu lại các bằng chứng để chứng minh như: quay phim, chụp hình,…
BM-01/KPH
2a. Kiểm tra Trưởng bộ phận liên
Kiểm tra việc khắc phục những sai lỗi đã
quan
3a. Tổng hợp
Người được phân công
Hàng tuần Trưởng bộ phận phân công người tổng hợp lại những vấn đề KPH. Nếu có sự không phù hợp lập đi lập lại nhiều lần là Báo đến trýởng bộ phận để lập phiếu CAR. BM-03/KPH 4a. Lập phiếu CAR Trưởng bộ phận liên quan - Mô tả sự không phù hợp.
- Truy tìm nguyên nhân gốc xảy ra sự
KPH từ đó đưa ra biện pháp xử lý để sự KPH không còn xảy ra nữa.
- Ðưa ra biện pháp xử lý sự KPH được phát hiện. - Ðưa ra hành động phòng ngừa nhằm ngăn chặn lập lại sự KPH. BM-02/KPH 2. Mô tả sự không phù hợp Người được phân công
- Phiếu CAR do đơn vị tự phát hành
Trưởng bộ phận phân công người mô tả sự KPH phiếu CAR
- Phiếu CAR do đơn vị đánh giá phát hành Người đại diện của nhóm đánh giá mô tả sự KPH vào phiếu CAR (lập phiếu giấy) à Chuyển cho Trưởng bộ phận có sự
không phù hợp và Trưởng bộ phận phân công người mô tả sự KPH phiếu CAR
3. Chuyển bộ phận liên quan & P. ISO Người được phân công
- Phiếu CAR do đơn vị tự phát hành
Trýởng bộ phận phân công người chuyển phiếu CAR đến bộ phận có sự KPH và Phòng ISO
- Phiếu CAR do đơn vị đánh giá phát hành Người đại diện của nhóm đánh giá chuyển phiếu CAR cho Phòng ISO (Chuyển file cứng).
BM-02/KPH
4. Cập nhật & theo dõi phiếu CAR
- Người được phân công - P. ISO
- Trưởng bộ phận phân công người cập nhật phiếu CAR vào sổ theo dõi để quản lý và theo dõi tình hình khắc phục sự không phù hợp tại đơn vị mình
- Phòng ISO cập nhật, theo dõi tình hình khắc phục phiếu CAR tại các đơn vị
BM-04/KPH 5. Phân tích nguyên nhân Trưởng bộ phận liên quan
- Phân tích làm rõ nguyên nhân gốc của
sự KPH, không đưa ra nguyên nhân
chung chung và để có biện pháp ngăn
chặn sự KPH không còn xảy ra nữa.
BM-02/KPH
6a.Biện pháp khắc phục
- Đưa ra biện pháp xử lý sự không phù hợp được phát hiện
- Nếu biện pháp khắc phục liên quan đến kỹ thuật thi công thi chuyển cho Phòng kỹ thuật xem xét .
6b.Biện pháp phòng ngừa
- Đưa ra hành động phòng ngừa nhằm ngãn chặn lập lại sự KPH
· Nếu sai lỗi xảy ra lần đầu tiên thì bộ phận có sai lỗi có thể đưa ra hành động phòng ngừa.
· Nếu sai lỗi lập lại nhiều hơn 1 lần thì bộ phận có sai lỗi phải đưa ra hành động để ngãn chặn sự lập lại sai lỗi đó.
- Nếu biện pháp khắc phục liên quan đến kỹ thuật thi công thi chuyển cho Phòng kỹ thuật xem xét. BM-02/KPH 7. Lập ngân sách (nếu có) Trưởng bộ phận liên quan - Nếu hành động khắc phục và phòng ngừa có phát sinh chi phí thì Trưởng bộ phận phải lập ngân sách cho công tác khắc phục sự KPH, và thực hiện hành động phòng ngừa.
- Chuyển ngân sách (kèm phiếu trình) cho
Phòng QS xem xét
** Thực hiện bước này khi hành động khắc phục có phát sinh chi phí.
8. Kiểm tra
Phòng kỹ thuật
- Kiểm tra biện pháp thi công khắc phục sự KPH.
- Kiểm tra biện pháp phòng ngừa nhằm ngãn chặn sự lập lại sự không phù hợp
(nếu có).
- Đảm bảo biện pháp đưa ra phù hợp & tối ưu.
- Thời gian kiểm tra là 2 ngày kể từ ngày nhận được biện pháp thi công.
(Xác nhận trên giấy)
Phòng QS
- Kiểm tra ngân sách khắc phục sửa chữa. - Kiểm tra ngân sách phòng ngừa (nếu có) - Thời gian kiểm tra là 2 ngày kể từ ngầy nhận ngân sách.
(Xác nhận trên giấy)
9. Duyệt P.TGĐ phụ trách
- Xem xét và phê duyệt biện pháp và ngân sách khắc phục sửa chữa.
- Xem xét và phê duyệt biện pháp và ngân sách phòng ngừa (nếu có). BM-02/KPH 10. Thực hiện hành động khắc phục
Phân công, chỉ đạo và giám sát thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp theo phương án đã duyệt (lưu lại bằng chứng để chứng minh các hành động khắc phục, như hình ảnh, biên bản) Thực hiện hành động phòng ngừa Trưởng bộ phận liên quan
Phân công, chỉ đạo và giám sát thực hiện hành động phòng ngừa theo phương án đã duyệt (lưu lại bằng chứng để chứng minh
các hành động phòng ngừa, nhý hình ảnh, biên bản).
Trưởng bộ phận liên quan
- Kiểm tra công việc khắc phục những sai lỗi (có biên bản nghiệm thu).
- Kiểm tra thực hiện hành động phòng ngừa (có biên bản nghiệm thu).
Phòng QS - Kiểm tra chi phí thực hiện. 11. Kiểm tra
P.TGĐ phụ trách
- Xem xét và xác nhận việc khắc phục sự KPH đã hoàn tất và đạt yêu cầu;
- Hiệu quả của hành động phòng ngừa.
BM-02/KPH
12. Thẩm tra Đại diện lãnh đạo
Đại diện lãnh đạo thẩm tra lại (thời gian thẩm tra là 3 ngày):
- Kết quả công tác khắc phục sự KPH. - Hiệu quả của hành động phòng ngừa nhằm ngãn chặn sự lập lại sự không phù hợp. 13. Chuyển hồ sơ xử lý sự KPH Trưởng bộ phận liên quan
Phiếu CAR đã được thẩm tra chậm nhất
là 7 ngày (kể từ ngày đã được duyệt thẩm tra) trưởng bộ phận phải chuyển về cho:
- Phòng ISO
· Phiếu xử lý sự KPH”
· Biện pháp khắc phục sự KPH
· Biện pháp phòng ngừa (nếu có).
14. Tổng hợp Phòng ISO
- Định kỳ 3 tháng tổng hợp các sai lỗi và những biện pháp khắc phục cho các sai lỗi. Làm những bài học kinh nghiệm cho công ty.
BM-04/KPH BM-03/KPH
Phòng ISO
- Lưu “phiếu CAR” - Biện pháp khắc phục - Bảng tổng hợp.
- Sổ theo dõi phiếu CAR 11. Lưu hồ sõ
Bộ phận liên quan
- Lưu “phiếu CAR” - Biện pháp khắc phục - Sổ theo dõi phiếu CAR
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thi công công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu ra đặc điểm kỹ thuật, biện pháp thi công và quy mô công trình dự án khu nhà ở phía đông hồ Nghĩa Đô, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản cũng như một số quy trình thi công góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng thi công công trình xây dựng này, làm thỏa mãn cao nhất các yêu cầu chất lượng của Chủ đầu tư.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô thị về mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, đặc biệt là nhà chung cư cao tầng, chung cư phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội và chung cư cho người có thu nhập thấp. Bên cạnh sự phát triển như vậy, vấn đề chất lượng công trình xây dựng là yếu tố then chốt mang tính quyết định cần phải được chú trọng một cách kịp thời và sâu sắc.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quán đến nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công thông qua giải pháp quản lý thi công phù hợp tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình. Để đạt được những nội dung này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứu sau đây:
- Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng và vai trò của công tác quản lý thi công xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình trong thời gian qua. Chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thi công công trình xây dựng và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế này.
- Đã đề xuất được một số giải pháp quản lý thi công có cơ sở khoa học, có tính hiệu quả và khả thi áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công.
2. Kiến nghị.
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác QLCLCT cường công tác QLCLCT
1.1. Bổ sung các quy định, các chế tài đối với các chủ thể tham gia xây dựng công trình trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng của các công trình xây dựng; quy
định rõ chế tài trách nhiệm của tổ chức, các nhân khi vi pham. Các quy định này rất chi tiết, cụ thể xử lý cho từng hành vi vi phạm.
1.2 Bổ sung các quy định của quy chế đấu thầu trong Luật Đấu thầu về việc đảm bảo CLCTXD trong hồ sơ mời thầu. Việc lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quá trình thực hiện hợp đồng, trong đó liên quan đến tiêu chuẩn xét trúng thầu tùy theo cấp công trình, yêu cầu chất lượng của công trình để đề ra điểm xét thầu trong mối tương quan giưa chất lượng kỹ thuật và giá cho phù hợp, không hoàn toàn dựa trên giá thầu thấp nhất khi đủ điểm kỹ thuật như hiện nay.
1.3. Bổ sung các quy định trong Luật Xây dựng. Các doanh nghiệp hoạt động xây dựng là loại hình kinh doanh có điều kiện, bắt buộc các tổ chức nhà thầu (tư vấn, khảo sát và xây lắp) phải có chứng chỉ năng lực theo cấp công trình.
1.4. Có kế hoạch xây dựng, bổ sung các hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm thiết kế thi công còn thiếu, nhất là đối với các loại kết cấu, công nghệ mới.
1.5. Bổ sung các quy định về bảo trì, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn theo định kỳ,