Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 26 - 105)

6. Kết quả dự kiến đạt được

1.4.2 Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta

1.4.2.1 Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta.

Hiện nay ở Việt Nam số lượng các công trình xây dựng cũng như quy mô xây dựng ngày càng nhiều và lớn, độ phức tạp của công trình ngày càng cao, có nhiều dự án vốn nước ngoài. Nhìn chung các công trình, dự án xây dựng hoàn thành đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng, và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi có công trình, dự án triển khai nói riêng. Các công ty xây dựng lớn đều có hệ thống quản lý chất

lượng đạt chuẩn. Công nghệ thi công tiên tiến từ các nước phát triển đang dần được ứng dụng tại Việt nam ở một số công trình lớn. Coi trọng công tác quản lý thi công. Hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng công trình ngày càng được hoàn thiện hơn, điển hình là việc ban hành nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo hướng tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý chất lượng xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Nghị định này thay thế cho nghị định 209/2004/NĐ-CP và và Nghị định 49/2008/NĐ-CP.

1.4.2.2 Những bất cập về vấn đề chất lượng trong công trình xây dựng hiện nay.

Trong một vài năm gần đây, trên cả nước có không ít công trình xây dựng, kể cả những công trình hiện đại, phức tạp đã xảy ra một số sự cố ngay trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, gây thiệt hại về người và tài sản. Điển hình là các sự cố sập hai nhịp neo cầu cần thơ đang thi công; vỡ 50m đập chính đang thi công của công trình hồ chứa nước cửa đạt; sụp toàn bộ trụ sở viện Khoa học xã hội miền nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific tại TP Hồ Chí Minh; sập sàn kho bê tông cốt thép trong lúc đổ bê tông tại Nhà máy Giấy LEE & MAN (Hậu Giang); sập đổ hoàn toàn hệ dầm sàn mái khi đang đổ bê tông công trình Nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm (Thái Nguyên); vỡ đập tràn Thủy điện Đắk Mek 3, vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai); sập đổ tháp anten Trung tâm Kỹ thuật - Phát thanh truyền hình tỉnh Nam Định, tháp antenna phát sóng của VOV tại TP Đồng Hới (Quảng Bình)…

Bên cạnh đó, một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như tình trạng trồi sụt, bong tróc mặt đường Đại lộ Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương...

Chất lượng nhà ở tái định cư còn có quá nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều người dân khu tái định cư Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội lâu nay vẫn bức xúc vì tình trạng xuống cấp nhanh chóng của khu nhà này. Chưa đầy 5 năm

sau khi đưa vào sử dụng, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, vỉa hè, cầu thang máy... nơi đây đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Còn nhớ cách đây vài năm, người dân ở khu tái định cư Đền Lừ, Trung Hòa – Nhân Chính, Định Công... cũng phát hoảng vì trần nhà bong tróc cứ tự nhiên "rơi tự do".

Tất cả các sự cố sẩy ra nêu trên có một phần không nhỏ là do sai sót trong quá trình thi công xây dựng. Các nhà thầu thi công đã không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật. Vi phạm phổ biến của các nhà thầu là hạ cấp chất lượng vật liệu xây dựng, không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công, không thực hiện đúng trình tự các bước thi công, vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý kỹ thuật thi công.

1.4.3 Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 – 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người.

Nếu ta quản lý CLCTXD tốt thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà còn góp phần chủ động chống tham nhũng chủ động ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa thất thoát trong xây dựng. Theo kết quả thực tế cho thấy, ở đâu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của nhà nước về quản lý chất lượng công trình thì ở đó chất lượng công trình tốt.

Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì công trình xây dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm, do nhiều vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao công tác quản lý CLCTXD là rất cần thiết, bởi nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả.

Nâng cao công tác quản lý CLCTXD là góp phần nâng cao chất lượng sống cho con người. Vì một khi CLCTXD được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia. Số tiền đó sẽ được dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về chất lượng công trình xây dựng, nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vai trò, tầm quan trọng của giai đoạn thi công cũng như đề cấp đến nội dung và vai trò của công tác quản lý thi công xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, làm cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC

HÒA BÌNH

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Hoà Bình là Văn phòng Xây dựng Hoà Bình thuộc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp thành lập năm 1987.

Từ năm 1987 đến nay, song song với công cuộc đổi mới của đất Nước, Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Quá trình phát triển này có thể chia ra làm hai giai đoạn và ở đây xin chỉ lược qua một số sự kiện đáng ghi nhớ.

Giai đoạn từ năm 1987- 2000: Xây dựng lực lượng - Cải tiến quản lý.

Bắt đầu hoạt động với đội ngũ tuy còn non trẻ nhưng với trình độ chuyên môn, khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao. Hòa Bình là một trong những đơn vị đầu tiên mạnh dạn đầu tư cốp pha nhựa thay thế cốp pha bằng ván gỗ, trang bị hệ thống mạng máy vi tính cho văn phòng nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chuyên môn và quản lý xây dựng. Trong thời gian này, Hoà Bình đã thu được thành công ở nhiều công trình lớn như Khách sạn Riverside, Khách sạn International, Food Center of Sai Gon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments; công trình Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu được bằng khen của Bộ Thuỷ sản; công trình khách sạn Tân Sơn Nhất do Hòa Bình thiết kế và thi công được Bộ Xây Dựng trao tặng Huy chương Vàng Công trình Chất lượng cao. Cũng như với tư cách thầu chính ở công trình Nhà máy Nước ép trái cây Delta tại Long An, được nhà Đầu tư và Tư vấn Hoa Kỳ ngợi khen. Hòa Bình càng khẳng định trình độ tổ chức thi công có đẳng cấp quốc tế của mình. Tương tự, ở một số công trình như Saigon Sky Garden Apartments, Stamford Court, Riverside Apartment, Legend Hotel, Melinh Point Tower, Ocean Place (nay đổi tên là Sheraton Plaza),… Hoà Bình luôn luôn là nhà thầu thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và được chọn giữ lại đảm nhận thêm nhiều hạn mục cho đến khi hoàn thành dự

án. Bên cạnh việc không ngừng đầu tư nhân lực như cử nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo chiều sâu như nhà xưởng, văn phòng, mua sắm máy cắt kiếng hai lớp, thiết bị thi công hiện đại, Hoà Bình bắt đầu áp dụng qui trình ISO 9000 và qui trình Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM) nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công trình.

Năm 2000 đến nay: Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường.

Sau những bước chuẩn bị chu đáo, với sự chấp nhận của Ban Giám đốc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành lập với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000226 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, vốn điều lệ lúc thành lập là 11.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu). Từ đó đến nay, Hoà Bình đã tiến hành nhiều đợt tăng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh cụ thể như sau: 08/08/2002 vốn điều lệ được tăng lên 20.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1), đến 25/03/2004 là 45.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2); Sau đó, công ty tiếp tục huy động vốn cho các dự án của công ty mà chủ yếu là cho Dự án bãi đậu xe ngầm công viên Chi Lăng. Đến 31/12/2005 vốn điều lệ thực tế công ty đã huy động được là 56.399.900.000 đồng (năm mươi sáu tỷ ba trăm chín mươi chín triệu chín trăm ngàn đồng) và ngày 02/03/2006 xin tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 3) với kế hoạch trong năm 2006 sẽ huy động thêm 43.600.100.000 đồng. Tuy nhiên việc triển khai dự án bãi đậu xe ngầm công viên Chi Lăng chưa đúng theo tiến độ nên Hoà Bình đã dừng việc huy động vốn lại. Hiện nay, vốn điều lệ thực góp của Hoà Bình là 56.399.900.000 đồng. Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình, Hoà Bình luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Năm 2001, hệ thống quản lý chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa Bình đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận. Các công ty thành viên như Công ty Mộc Hòa Bình, Sơn Hòa Bình

liên tiếp đạt các giải thưởng và bằng khen của Bộ Xây Dựng tại Hội chợ VietBuild 2002, 2003, 2004; Công ty Sơn Hòa Bình với danh hiệu “Thương hiệu Việt yêu thích” và Hòa Bình cũng đã khẳng định mình trong lĩnh vực thi công xây dựng với danh hiệu “Thương hiệu mạnh ngành xây dựng địa ốc 2004”.

Năm 2004, sau 3 năm áp dụng và cải tiến không ngừng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của Hòa Bình đã được tổ chức Quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận lần 2 vào tháng 9 với sự mở rộng sang lĩnh vực Thi công điện nước và trang trí nội thất. Có thể nói Hòa Bình đã góp phần mang chất lượng quốc tế vào các công trình xây dựng ở Việt Nam. Hoà Bình tạo được sự tín nhiệm nơi khách hàng và có được sự đánh giá cao của toàn xã hội không chỉ vì kết quả xuất sắc ở những công trình xây dựng mà còn vì cách nghĩ cách làm đúng đắn của mình. Hoà Bình đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng , danh hiệu của nhiều tổ chức trong nước, của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp cũng như các tổ chức quốc tế cùng rất nhiều giấy khen, bằng khen, thư cảm ơn, thư giới thiệu của đông đảo khách hàng . Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào chính đáng của các thành viên thuộc Công ty vì đó là kết quả từ những nỗ lực rất lớn suốt cả một quá trình nhiều năm phấn đấu bền bỉ của BGĐ và toàn thể CBCNV. Đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Hoà Bình.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước.

- San lấp mặt bằng. Kinh doanh nhà. Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình). - Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Hình 2.1: Sơđồ tổ chức bộ máy công ty

2.2 Công tác quản lý thi công công trình tại công ty CPXD và KD địa ốc Hòa Bình 2.2.1 Công tác quản lý nhân sự 2.2.1 Công tác quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự hay quản lý con người trong một tổ chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động- những cái tác động đến nhân viên để khơi gợi và sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành công, đạt được mục tiêu đề ra , tuy nhiên phải đảm bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải hài hòa với lợi ích của tổ chức.

Bộ máy cơ cấu tổ chức ban chỉ huy công trường được thành lập ngay sau khi có quyết định trúng thầu, đảm bảo hiệu quả nhất việc triển khai và thực hiện hợp đồng thi công. Thành phần cơ cấu của ban chỉ huy công trường được cụ thể hóa qua sơ đồ dưới đây:

Hình 2.2: Sơđồ tổ chức ban chỉ huy công trường

2.2.1.1 Phân tích mô hình quản lý:

Mô hình quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình theo kiểu trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này, Giám đốc dự án được sự giúp sức của tập thể cán bộ ban chỉ huy bên dưới để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trọng phạm vi Công trường. Việc truyền lệnh, ra các quyết định, chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định. Trưởng các bộ phận chức năng công trường (Bộ phận triển khai bản vẽ thi công, bộ phận QA- QC, Bộ phận giám sát thi công,…) không ra lệnh trực tiếp, không chỉ thị cho các bộ phận khác. Trong một số trường hợp nếu khi nhận được sự ủy quyền của Giám đốc dự án hoặc Chỉ Huy Trường thì các bộ phận chức năng này mới có thể trực tiếp đưa ra các quyết định cụ thể.

2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trên công trường. - Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng: - Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng:

Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng là các kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong xây

dựng và quản lý, có đủ thẩm quyền quyết định mọi công việc liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu của bản

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 26 - 105)