Những yếu tố tạo nên chất lượng công trình trong giai đoạn thi công

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 54 - 56)

6. Kết quả dự kiến đạt được

2.3.4 Những yếu tố tạo nên chất lượng công trình trong giai đoạn thi công

- Nguyên vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình phải đảm bảo chất lượng:

Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên công trình xây dựng, do vậy chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

Do đó muốn nâng cao chất lượng công trình, công tác kiểm tra, giám định chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào rất quan trọng. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian …là điều kiện có tính chất tiền đề, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra liên tục, thông suốt.

- Máy móc thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến, phù hợp với đặc thù và tính chất công trình xây dựng:

Việt Nam hiện đang có một thị trường xây dựng sôi động và đầy tiềm năng phát triển.Vì thế đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới vào ngành xây dựng đang là yêu cầu bức thiết.

Mục đích khi ứng dụng công nghệ mới là giảm giá thành xây dựng, chất lượng công trình cao và tiến độ thi công công trình nhanh, để đưa công trình vào sử dụng trong thời gian sớm nhất

Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng. Với những công trình xây dựng đòi hỏi yêu cầu đáp ứng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công thì việc sử dụng các máy móc thiết bị và công nghệ thi công lạc hẫu sẽ không thể đáp ứng được. Trong nhiều trường hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ đưa ra những giải pháp thi công quyết định đến chất lượng công trình xây dựng được tạo ra.

- Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công phải rõ ràng, đúng và đủ:

Trong quá trình thi công xây dựng trên công trường, các công việc được diễn ra liên tục, công việc sau bị phụ thuộc rất nhiều vào công việc thực hiện trước đó. Do vậy, nếu không có quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công cụ thể cho các công việc thì sẽ không kiểm soát được chất lượng công việc của từng quá trình đó.

- Biện pháp thi công và tổ chức thi công phù hợp: Đối với từng công trình xây

dựng có quy mô và đặc thù khác nhau sẽ có những biện pháp và cách thức tổ chức thi công khác nhau phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cho thi công xây dựng công trình. Việc lập biện pháp thi công không phù hợp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về chất lượng công trình như: làm thay đổi các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu – cấu kiện công trình, làm sai lệch kích thước hình học, điều kiện chịu lực của các cấu kiện có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thi công.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của bộ máy cán bộ thuộc Ban chỉ huy công trường đảm bảo để tổ chức thi công được thông suốt:

Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trên công trường xây dựng. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng công việc thực hiện. Kỹ năng quản lý của cán bộ kỹ thuật tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quá trình thi công cũng góp phần tăng thêm chất lượng cho công trình.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 54 - 56)