6. Kết quả dự kiến đạt được
2.2.2 Công tác quản lý nguyên vật liệu và thiết bị thi công
2.2.2.1 Công tác quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Công ty không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi cung ứng thẳng tới chân công trình. Vì thế Công ty không tốn chi phí cho dự trữ, nhưng nó có điểm yếu là nguồn cung cấp không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng.
Kho bãi dùng để bảo quản nguyên vật liệu được công ty quy định cụ thể tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định kỳ.
Khi giao nhận kết cấu xây dựng, cấu kiện, vật liệu, thiết bị,… phải xem xét cả về số lượng, chất lượng và tính đồng bộ. Khi cân, đong, đo, đếm, phải đối chiếu với những điều khoản ghi trong hợp đồng giữa người giao hàng và người nhận hàng và căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành có liên quan. Vật tư, bán thành phẩm cung cấp cho thi công phải có chứng chỉ chất lượng. Cơ sở sản xuất hoặc đơn vị bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư, bán thành phẩm cung cấp cho công trường. Khi phát hiện thấy vật tư, bán thành phẩm không đảm bảo chất
lượng, công trường có quyền từ chối nhận vật tư, bán thành phẩm đó. Không được phép sử dụng vật tư, bán thành phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào công trình.
Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định.
Để đảm bảo chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào thi công. Công ty sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và số lượng mẫu được tuân theo tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu hiện hành.
Nhu cầu cung ứng vật tư - kỹ thuật phải gắn liền với tiến độ thi công xây lắp, thời hạn hoàn thành từng công việc và được xác định trên cơ sở khối lượng công tác bằng hiện vật (căn cứ vào thiết kế - dự toán của công trình), những định mức sử dụng, tiêu hao và dự trữ sản xuất.
2.2.2.2 Công tác quản lý thiết bị thi công
Hòa Bình hiện đang quản lý một danh mục tài sản máy móc thiết bị hùng hậu đáp ứng hầu hết nhu cầu thi công đa dạng trên các công trường xây dựng từ Bắc đến Nam. Tổng giá trị máy móc thiết bị Hòa Bình hiện đang sở hữu trên 400 tỷ đồng bao gồm hàng chục cẩu tháp, vận thăng, máy đào, máy bơm, máy phát điện… cùng hàng trăm tấn các hệ coffa đa dạng, khung giàn giáo, sắt hộp…
Để phát huy năng lực máy móc thiết bị, năm 2010, Hòa Bình đã thành lập công ty Máy Xây dựng MATEC để quản lý và điều động máy móc thiết bị hiệu quả cho hàng chục công trình của Hòa Bình. Về lâu dài, MATEC cũng sẽ là đơn vị làm công tác thuê và cho thuê máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ xây dựng cho các đơn vị khác trong ngành
Các yêu cầu đối với máy móc thiết bị khi nhập về công trường:
Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không được khai thác quá công suất tối đa cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện phải xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình vận hành.
Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn, có hệ thống phòng chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện.
Công ty tiến hành xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ hàng năm. Điều này sẽ giúp Công ty kiểm soát được tình trạng từng máy móc thiết bị, kịp thời phát hiện những hỏng hóc và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp.
Định kỳ Công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức tạp.
2.2.3 Công tác quản lý triển khai thi công
Nội dung công tác quản lý triển khai thi công tại công ty Hòa Bình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trách
nhiệm QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THI CÔNG
BAN TGĐ BAN CHCT SHOP- DRAWING GIÁM SÁT QA-QC THỦ KHO ĐỘI THI CÔNG KẾ TOÁN CT TRIỂN KHAI BẢN VẼ THI CÔNG
TRIỂN KHAI & KIỂM SOÁT THI CÔNG, XỬ LÝ
CÁC PHÁT SINH THEO DÕI, BẢO HÀNH CT DUYỆT CHUẨN BỊ THI CÔNG LẬP KẾ HOẠCH CHẤT LƯỢNG DUYỆT MẪU
VẬT TƯ KIỂM TRA CL VT- TB
NHẬN, XUẤT VT- TB NGHIỆM THU THI CÔNG CUNG CẤP NHÂN SỰ TẠM ỨNG - QUYẾT TOÁN
KHỐI LƯỢNG - NHÂN CÔNG QUYẾT TOÁNLẬP HỒ SƠ
KỸ THUẬT
DỰ THẦU BAN QUẢN LÝ MMTB AN TOÀNBAN HỢP ĐỒNG - VẬT TƯ KẾ TOÁN - TÀI VỤ HÀNH CHÁNH- TỔ CHỨC CHẤT LƯỢNGĐẢM BẢO ĐẦU TƯ KIỂM TRA THI CÔNG
THEO BẢN VẼ
GIÁM SÁT THI CÔNG
BÀN GIAO YÊU CẦU
THI CÔNG HỌP TỔNG KẾT
Hình 2.3: Quy trình triển khai thi công
2.2.3.1 Chuẩn bị thi công
- Thành lập ban chỉ huy công trường. - Chuẩn bị mặt bằng thi công:
Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng bao gồm giải phóng mặt bằng và làm các công tác chuẩn bị. Trước khi giải phóng mặt bằng cần phải: Xác định mạng lưới cọc mốc toạ độ của khu đất xây dựng; Xác định các công trình và cây xanh hiện có cần được giữ lại. Lập biên bản giao nhận.
- Những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công:
Thoả thuận thống nhất với các cơ quan có liên quan về việc kết hợp sử dụng, lực lao động của địa phương và những công trình, những hệ thống kĩ thuật hiện đang
hoạt động gần công trình xây dựng để phục vụ thi công như: hệ thống đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước và thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc v.v.
Giải quyết vấn đề sử dụng tối đa những vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương; Xác định những tổ chức tham gia xây lắp;
Ký hợp đồng giao, nhận thầu theo quy định của các văn bản Nhà nước về giao nhận thầu xây lắp. Ký hợp đồng thời vụ cho công nhân, tổ chức cho công nhân học tập về nội quy, an toàn lao động trên công trường. Lập danh sách xác nhận đã được học an toàn lao động.
- Phải nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình đã được phê duyệt và những điều kiện xây dựng cụ thể tại địa phương trước khi quyết định những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công và các công tác chuẩn bị khác.
- Kiểm tra điều kiện văn phòng công trường, lán trại, kho tàng, đường giao thông, hệ thống điện, nước, vệ sinh môi trường, kế hoạch vật tư, tài chính. Lập biên bản xác nhận đủ điều kiện thi công.
- Lập danh mục hệ thống hồ sơ pháp lý, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu… phục vụ thi công theo quy định về các văn bản, biểu mẫu.
2.2.3.2 Lập kế hoạch chất lượng cho công trình.
- Mục đích kế hoạch chất lượng công trình:
Mục tiêu thi hành kế hoạch chất lượng Công trình cho việc thi công xây dựng Công trình là để đảm bảo, thông qua một quy trình tự hiệu chỉnh cho các công tác tuân thủ đúng theo yêu cầu của Chủ đầu tư; Quy định kỹ thuật và Bản vẽ. Để hoàn thành mục tiêu này, Công trình sẽ được thực hiện theo các tài liệu sau đây:
+ Chủ đầu tư – Bản thoả hiệp quản lý thi công và các tài liệu tham chiếu. + Bản quy định kỹ thuật và các bản vẽ của công trình.
+ Các tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
Kế hoạch chất lượng công trình này nêu ra những hệ thống sẽ được thi hành để kiểm soát và kiểm tra như sau:
+ Chất lượng của tất cả các công tác được thi hành trực tiếp bởi các Nhà thầu chính và các Nhà thầu trực tiếp do Chủ đầu tư sử dụng
+ Chất lượng của tất cả các công tác được thi hành bởi các Thầu phụ và nhà cung ứng.
Công tác được thi hành bởi các Nhà thầu chính, Nhà thầu trực tiếp và Thầu phụ sẽ phải được kiểm theo các Kế hoạch kiểm tra và Thử nghiệm tương ứng.
Chất lượng của các sản phẩm đã sản xuất bên ngoài công trường sẽ phải được kiểm tra lúc giao hàng và ở nơi cần thiết bên ngoài công trường. Các công tác kiểm tra sẽ được thực hiện theo các Kế hoạch kiểm tra và Thử nghiệm
2.2.3.3 Tổ chức thi công.
- Lập biện pháp thi công chi tiết
Biện pháp thi công chi tiết được lập lại dựa trên nền tảng biện pháp thi công trong giai đoạn dự thầu. Thể hiện chi tiết hơn biện pháp thi công cho từng hạng mục và từng cấu kiện. Từ đó đưa ra được các giải pháp thi công hợp lý, khả thi và cảnh báo được các vị trí thi công phức tạp, cần kiểm soát kỹ khi triển khai thi công để tránh sảy ra sự cố.
- Lập bản vẽ thiết kế chi tiết cho thi công (lập bản vẽ shopdrawing)
Trên cơ sở bản vẽ thiết kế được cung cấp bởi chủ đầu tư, bộ phận thiết kế tại công trường sẽ triển khai chi tiết sự lắp đặt của vật liệu hoặc thiết bị của từng cấu kiện hay đề xuất chế tạo và lắp đặt của các bộ phận kết cấu. Bản vẽ này cần được Tư vấn giám sát thi công phê duyệt trước khi phát hành cho thi công.
- Lập và quản lý tiến độ thi công chi tiết
+ Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết: Căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công
được duyệt, BCH công trường và các tổ đội thi công bàn bạn, thống nhất phân chia tiến độ theo từng giai đoạn thi công hoặc phân chia khối lượng công việc theo từng tháng
tùy từng trường hợp cụ thể. Đồng thời tính toán số lượng nhân lực + thiết bị + nguyên vật liệu chính cần thiết cho từng giai đoạn, từng tháng.
+ Quản lý kỹ thuật tiến độ: Căn cứ tiến độ từng giai đoạn, hoặc tiến độ hàng tháng để làm căn cứ giao nhiệm vụ, khối lượng thi công hàng ngày cho các tổ đội. Dựa vào kết quả công việc hàng ngày, CHT/CT sẽ quyết định duy trì hoặc điều chỉnh mức độ công việc để công trường hoạt động đúng kế hoạch đề ra. Khi có sự sai khác vượt mức độ kiểm soát của CHT/CT, CHT/CT phải lập báo cáo đột xuất để đề xuất xin ý kiến xử lý về Phòng QLTC hoặc Ban giám đốc để có biện pháp điều chỉnh, kiểm soát lại công tác thi công tại công trường.
- Giám sát và nghiệm thu công việc nội bộ
Quá trình nghiệm thu được thực hiện liên tục song song với công tác thi công của công nhân trên công trình. Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm đo đạc, kiểm tra, nhắc nhở sửa chữa (nếu có sai sót) trong suốt quá trình thao tác thi công của công nhân.
Khi tổ đội thi công hoàn thành một bộ phận hay một công việc, Ban chỉ huy công trường sẽ xác nhận và cho phép thi công công việc tiếp theo bằng phiếu nghiệm thu trong phiếu nghiệm thu phải thể hiện khối lượng và chất lượng kỹ thuật của công việc hoàn thành hoặc số lượng, quy cách mẫu sản phẩm được lấy để làm kiểm nghiệm.
Mỗi phiếu nghiệm thu được lập thành 02 bản, mỗi bản đính kèm cho hồ sơ thanh toán nội bộ của tổ đội thi công. Một bản lưu ở công trường để phục vụ công tác theo dõi khối lượng ở công trường và việc kiểm soát nội bộ.
Sau khi thực hiện công tác nghiệm thu nội bộ mới thực hiện việc mời Tư vấn giám sát, Kỹ thuật A nghiệm thu theo quy định hiện hành.
2.3. Thi công và chất lượng công trình xây dựng. 2.3.1 Thực chất của thi công công trình. 2.3.1 Thực chất của thi công công trình.
Thi công là quá trình qua đó nhà thầu với năng lực và điều kiện tương xứng, tổ chức kiến tạo công trình theo đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt, quy chuẩn-tiêu chuẩn xây dựng và những cam kết trong hợp đồng A-B.
Thi công được biểu hiện trên hai phương diện: phương diện kỹ thuật thực hiện và phương diện tổ chức thực hiện:
Phương diện kỹ thuật thi công chỉ ra những giải pháp kỹ thuật nào cụ thể sử dụng để thi công công trình đạt được chất lượng theo quy định.
Phương diện tổ chức sản xuất làm rõ: bằng phương án tổ chức sản xuất nào thì công trình được tạo ra vừa đảm bảo chất lượng quy định, vừa rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí xây lắp.
2.3.2 Yêu cầu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. lượng thi công xây dựng công trình.
Theo nghị định 15/2013/NĐ-CP, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
- Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
- Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
- Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
- Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
- Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
- Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. - Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ