Bê tông:

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 78 - 105)

6. Kết quả dự kiến đạt được

3.3.1.3Bê tông:

+ Bê tông được sử dụng tại công trình là bê tông thương phẩm được cung cấp bởi các trạm trộn đặt cách xa công trình trong phạm vi Thành phố có bán kính từ 10 – 15km.

+ Trạm trộn bê tông phải đạt yêu cầu về kiểm định chất lượng máy móc thiết bị, vật liệu sử dụng đạt tiêu chí kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu, quy phạm và tiêu chuẩn được áp dụng. Có đủ khả năng cung cấp khối lượng đủ và kịp thời cho công trình. Có khả năng cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Có quy trình quản lý sản xuất và chất lượng rõ ràng và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

+ Trước khi thi công Nhà thầu sẽ phải mời Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư đi đến thăm quan trạm trộn và có quyết định phê duyệt, cho phép Nhà thầu sử dụng trạm trộn cung cấp bê tông cho công trình.

+ Tất cả các loại mác bê tông sử dụng cho công trình yêu cầu bắt buộc phải thiết kế cấp phối và trộn thử, kiểm tra độ sụt, thời gian ninh kết và nén mẫu để kiểm tra.

+ Bê tông được vận chuyển đến chân công trính bằng xe chuyên dùng từ 6 – 9m3.

+ Bê tông vận chuyển đến vị trí thi công các hạng mục hoặc cấu kiện bằng cần trục, bơm bê tông tĩnh hoặc bơm tự hành.

+ Bê tông phải được lấy mẫu và thử độ sụt ngay tại chân công trình đảm bảo tính minh bạch, sát thực để được quản lý về chất lượng và khối lượng tốt nhất.

Kiểm tra độ sụt đối với tất cả các xe chuyển trộn bê tông. Lấy mẫu thí nghiệm đối với xe bất kỳ được tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án và Chủ đầu tư chỉ định. Số lượng tổ mẫu tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995 tuỳ thuộc vào loại cấu kiện và hạng mục. Mỗi tổ mẫu thí nghiệm bao gồm ba khối lập phương kích thước 150x150x150mm. Các tổ mẫu phải đảm bảo đủ số lượng và được ép thí nghiệm sau thời gian là 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày. BCH công trình cần bố trí một phòng làm việc cho cán bộ thí nghiệm lấy mẫu và một bể nước thí nghiệm để bảo dưỡng mẫu bê tông.

+ Khi thiết kế cấp phối bê tông, bao giờ cũng có đường đặc tính cố kết ở các điều kiện nhiệt độ, tức là sau một khoảng thời gian T nào đó, hỗn hợp bê tông sẽ không đảm bảo độ sụt thiết kế nữa. Do vậy tổng cộng thời gian chạy từ trạm trộn tới chân công trường (Tc), thời gian chờ đổ ( Tch), thời gian đổ bê tông (Td) phải không được vượt quá T. Tức là “ Tc+Tch+Td <= T ” là đạt yêu cầu.

Trong trường hợp số liệu thí nghiệm không đưa ra thời gian cố kết của bê tông, cần tham chiếu theo thời gian T theo bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông

Nhiệt độ ( o

Lớn hơn 30 30 20 - 30 45 10 - 20 60 5 - 10 90 3.3.1.4 Cốt thép và ống nối ren: - Thép các loại

Công ty sử dụng Thái Nguyên, thép Việt úc, Việt Hàn, Việt Ý, Hòa Phát, Việt Nhật hoặc loại tương đương.... có các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương từng loại trong thiết kế, tất cả các lô thép nhà thầu nhập về đều có ghi rõ xuất xứ, hạn sử dụng và có chứng chỉ chất lượng.

Cốt thép sử dụng trong công trình đảm bảo các tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - TCVN5574-2012

Nhà thầu sử dụng cốt thép theo đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính thép quy định trong bản vẽ thi công công trình. Nhà thầu thay thế nhóm, số hiệu hay đường kính cốt thép đã qui định khi được sự phê chuẩn của Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư (Bên A) và đơn vị thiết kế. Tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp thay thế nào cũng tuân theo các qui định dưới đây:

+ Khi thay thế nhóm và số hiệu thép so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách tương ứng.

+ Khi thay đổi đường kính cốt thép trong cùng một nhóm và số hiệu thì phạm vi thay đổi đường kính không quá 2mm đồng thời diện tích mặt cắt ngang tổng cộng cuả cốt thép thay thế không được nhỏ hơn 2% và lớn hơn 3% diện tích tương ứng của cốt thép qui định trong bản vẽ thi công.

+ Mỗi lô thép giao đến công trường cần kèm bởi:

Chứng nhận nguồn gốc từ nhà cung cấp. Chứng nhận này sẽ cho biết nguồn thép, chất lượng và số lượng giao.

Việc thử nghiệm các mẫu cốt thép thực hiện tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do GSKTCĐT chỉ định.

Các thông tin cho mỗi lô cần trình trong vòng 21 ngày sau khi chúng giao đến công trường với một báo cáo giao nhận cốt thép theo mẫu sau:

- Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m- 0,8m.

- Các thông số cần kiểm tra là:

Tên nhà sản xuất thép, nước sản xuất. Giới hạn chảy, giới hạn bền;

Độ giãn dài;

Đường kính thực đo; Uốn nguội;

Nếu một hay nhiều kết quả kiểm tra của các thông số trên không đạt lô thép đó xem như không đạt. Lô thép nào không đạt sẽ loại ra khỏi công trường hoàn toàn.

+ Cốt thép trước khi gia công đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau:

Bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt không gỉ và không sứt sẹo.

Diện tích mặt cắt ngang thực tế không bị thu hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt ngang tiêu chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh thép không bị cong vênh.

+ Nhà thầu cam kết không dùng thép có nguồn gốc không rõ ràng hoặc thép do các xưởng sản xuất bằng thủ công.

- Ống nối ren.

Ống nối ren (coupler) Nhà thầu sử dụng ống nối ren được sản xuất tại Hàn Quốc. Cường độ của ống nối lớn hơn cường độ thép được nối. Trước khi được vào sử dụng ống nối ren phải được nối thử vào mẫu thép nối và mang đi thí nghiệm kéo, uốn tại phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Chỉ khi mẫu thí nghiệm đạt yêu cầu về cường độ mới

được cho phép sử dụng. Ống nối ren theo đúng yêu cầu về nhóm, số hiệu và đường kính thép quy định trong bản vẽ thi công công trình. Nhà thầu thay thế nhóm, số hiệu hay đường kính ống nối ren phải được sự phê duyệt của tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế. Mọi yêu cầu kỹ thuật cho mối nối ren cần tuân thủ theo Tiêu chuẩn 8163:2009 Thép cốt bê tông - mối nối bằng ống ren.

3.3.1.5 Vật liệu thi công sàn dự ứng lực:

Vật liệu ứng lực trước gồm có: - Thép ứng lực trước: Cáp T13.

- Neo dùng loại neo dẹt 03, 04 và 05 lỗ.

- Ống gen: phù hợp cho loại neo 03, 04 và 05 lỗ. - Vật liệu ứng lực trước được tập kết tại công trường.

Trước khi thi công, vật liệu cần được tập kết tại công trường, vật liệu phải có nhãn, mác đúng chủng loại và cần được khẳng định và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế bằng thí nghiệm kiểm tra tại phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân. Đối với các loại vật tư nhập từ nước ngoài phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất cung cấp. Số lượng mẫu thử cáp dự ứng lực được lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM A416 (với 20 tấn lấy một tổ 3 mẫu). Neo và kích được kiểm tra sự đồng bộ tại phòng thí nghiệm.

3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng cho các loại thiết bị thi công chủ yếu:

Với năng lực thiết bị hiện có, Nhà thầu hoàn toàn có khả năng cung cấp đầy đủ thiết bị để phục vụ thi công và hoàn thành công trình đúng tiến độ đề ra. Máy móc thiết bị cần thiết để thi công sẽ được huy động theo tiến độ huy động máy được lập theo biện pháp kỹ thuật thi công công trình.

Trong trường hợp công trình có nhu cầu sử dụng thiết bị thi công đột xuất, nhà thầu cũng có thể huy động thi công từ các công trình lân cận hoặc từ các đơn vị trực thuộc đến hỗ trợ.

3.3.2.1 Quản lý sử dụng thiết bị thi công hợp lý

- Để đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại máy móc được sử dụng trong công trình đều đã được cơ quan chức năng thẩm định tình trạng kỹ thuật xe máy và cấp giấy phép lưu hành. Nhà thầu sẽ trình hồ sơ của máy móc thiết bị sẽ được sử dụng cho đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng trong công trình.

- Trên cơ sở tiến độ thi công, Nhà thầu cần lập kế hoạch sử dụng chi tiết cho từng loại máy từ đó điều phối máy thi công hợp lý đảm bảo phục vụ kịp thời quá trình thi công đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng máy. Tiến độ huy động máy của công trình được đưa vào kế hoạch chung của toàn Công ty để chủ động trong việc điều phối thiết bị cho công trình.

- Để tổ chức quản lý thiết bị thi công tại hiện trường, ngoài bộ phận chức năng quản lý điều phối thiết bị chung của Công ty, Nhà thầu có một bộ phận chuyên trách điều phối quản lý thiết bị tại công trường. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị trước khi thi công, điều động thiết bị thi công theo yêu cầu của công việc trong ngày. Bộ phận này hàng ngày phải báo cáo tình trạng và kế hoạch sử dụng thiết bị trong thời gian tiếp theo cho Giám đốc dự án, đảm bảo không bị động trong việc khai thác sử dụng máy thi công. Sổ sách nhật trình của các loại máy móc thiết bị thường xuyên được ghi chép, kiểm tra đối chiếu với thực tế. Máy móc trên công trường được bảo dưỡng kiểm tra định kỳ không để xảy ra trục trặc ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

- Thiết bị máy móc trên công trường được liệt kê trong bảng danh mục máy móc thiết bị dự kiến đưa vào thi công.

- Ngoài các thiết vị chính phục vụ thi công công trình, để đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác thi công công trình, nhà thầu cần huy động 01 máy phát điện dự phòng trong trường hợp nguồn điện chính bị gián đoạn.

- Trong suốt quá trình thi công, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra cũng được huy động liên tục trên công trường như: máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm...

- Sau khi kết thúc công việc, máy móc thiết bị được vệ sinh, bảo dưỡng trước khi ra khỏi công trường.

3.3.2.2 Các thiết bị thi công chính cần thiết trên công trình:

STT Tên (loại, kiểu nhãn hiệu,) Số lượng Thuộc sở hữu

Đi thuê

1 Máy vận thăng 2 lồng 02 02

2 Cần trục tháp potain Mci 85A-CTPO (leo tầng)

02 02

3 Cần cẩu bánh lốp 25T. (Lmax=30m) 02 01 01

5 Máy bơm bê tông tự hành 02 02

6 Máy bơm bê tông tĩnh 02 02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Ống bơm bê tông áp lực cao DN 125 dài 3m

522 52

2

8 Máy phát điện 250KVA 01 01

9 Máy đầm bàn xăng 02 02

10 Máy đầm cóc 02 02

11 Máy đầm rung bê tông cầm tay 02 02

12 Máy đầm dùi xăng 02 02

13 Máy đầm dùi điện 02 02

14 Máy xoa nền cánh quạt 02 02

15 Phễu đổ bê tông 02 02

16 Máy nén khí piston 02 02

17 Đầu búa phá bê tông động cơ 01 01

18 Máy cắt bê tông 02 02

19 Kích thuỷ lực loại YDC240QX (Thi công cáp)

02 02

Bơm dầu thuỷ lực loại bơm ZB4-500 (Thi công cáp)

02 02

Đồng hồ đo áp lực (Thi công cáp) 04 04

m2 m2

20 Giáo an toàn các loại (Chân) 1500 500

21 Giáo chống dầm sàn các loại (Chân) 3000 3000 22 Máy cắt, uốn thép Hàn Quốc Dmax = 42 06 06 23 Máy bơm nước chạy điện, chạy xăng các

loại, công suất

04 04

24 Máy kinh vĩ TOPCON GTS 02 02

25 Máy toàn đạc TOPCON GTS 02 02

26 Máy Thủy bình TOPCON GTS 02 02

27 Máy cắt 2.8KW 02 02

28 Khoan bê tông 2.5KW 02 02

29 Máy hàn các loại 10 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30 Máy mài 02 02

31 Máy cắt cầm tay 15 15

32 Máy xịt bê tông áp lực cao 02 02

33 Máy hút bụi công nghiệp 02 02

34 Xe nâng lắc tay 06 06

35 Xe nâng 3.5T 01 01

35 Máy cắt thép thủy lực 02 02

37 Máy xúc dung tích gầu 1m3 02 02

38 Máy xúc dung tích gầu 0.7m3 02 02

39 Máy xúc dung tích gầu 0.3m3 02 02

40 Máy ủi 02 02

41 Ô tô vận chuyển 15T 04 04

42 Ô tô vận chuyển 25T 04 04

43 Khuôn lập phương loại 150x150x150mm

12 bộ 12 bộ

3.4 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công cho công trình. 3.4.1 Mục đích: 3.4.1 Mục đích:

Hướng dẫn cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện công việc trên công trường, quản lý quá trình thực hiện của các đối tượng tham gia, kiểm tra chất lượng các công việc thực hiện và nghiệm thu các công việc đã hoàn thành.

3.4.2 Hệ thống quản lý chất lượng tại hiện trường

Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty và đại diện cho Công ty trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:

Giám đốc dự án: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc

Chỉ huy trưởng: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.

Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.

Đồng thời, để đảm bảo kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:

+ Đại diện giám sát của tư vấn thiết kế

+ Đại diện của Chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án. + Đại diện tư vấn giám sát

+ Phòng thí nghiệm hiện trường

Hình 3. 2: Đề xuất lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật

Nội dung Trách nhiệm Nội dung công việc Biểu mẫu

(Xem phụ lục) 1. Bàn giao tài liệu và mặt bằng thi công CHT/CT Ðối tượng thi công.

BCHCT bàn giao hồ sơ tài liệu và mặt bằng thi công cho đối tượng trực tiếp thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BM-

01/CL:Phiếu chuyển giao tài liệu - hồ sơ

2. Hướng dẫn công việc và cách thức kiểm tra CHT/CT Ðối tượng thi công.

BCHCT hướng dẫn cho đơn vị trực tiếp thi công cách thức triển khai thực hiện các công việc được giao và cách thức kiểm tra nghiệm thu.

3. Thi công Ðối tượng thi công

Thực hiện và tự kiểm tra chất lượng các công việc được giao theo đúng hướng dẫn của BCHCT.

3a. Quản lý

thi công CHT/CT

Quản lý việc thực hiện công việc của các đơn vị thi công trực tiếp gồm: Tổ

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 78 - 105)