Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 30 - 105)

6. Kết quả dự kiến đạt được

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Hoà Bình là Văn phòng Xây dựng Hoà Bình thuộc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp thành lập năm 1987.

Từ năm 1987 đến nay, song song với công cuộc đổi mới của đất Nước, Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Quá trình phát triển này có thể chia ra làm hai giai đoạn và ở đây xin chỉ lược qua một số sự kiện đáng ghi nhớ.

Giai đoạn từ năm 1987- 2000: Xây dựng lực lượng - Cải tiến quản lý.

Bắt đầu hoạt động với đội ngũ tuy còn non trẻ nhưng với trình độ chuyên môn, khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao. Hòa Bình là một trong những đơn vị đầu tiên mạnh dạn đầu tư cốp pha nhựa thay thế cốp pha bằng ván gỗ, trang bị hệ thống mạng máy vi tính cho văn phòng nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chuyên môn và quản lý xây dựng. Trong thời gian này, Hoà Bình đã thu được thành công ở nhiều công trình lớn như Khách sạn Riverside, Khách sạn International, Food Center of Sai Gon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments; công trình Cảng Cá Cát Lở Vũng Tàu được bằng khen của Bộ Thuỷ sản; công trình khách sạn Tân Sơn Nhất do Hòa Bình thiết kế và thi công được Bộ Xây Dựng trao tặng Huy chương Vàng Công trình Chất lượng cao. Cũng như với tư cách thầu chính ở công trình Nhà máy Nước ép trái cây Delta tại Long An, được nhà Đầu tư và Tư vấn Hoa Kỳ ngợi khen. Hòa Bình càng khẳng định trình độ tổ chức thi công có đẳng cấp quốc tế của mình. Tương tự, ở một số công trình như Saigon Sky Garden Apartments, Stamford Court, Riverside Apartment, Legend Hotel, Melinh Point Tower, Ocean Place (nay đổi tên là Sheraton Plaza),… Hoà Bình luôn luôn là nhà thầu thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và được chọn giữ lại đảm nhận thêm nhiều hạn mục cho đến khi hoàn thành dự

án. Bên cạnh việc không ngừng đầu tư nhân lực như cử nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo chiều sâu như nhà xưởng, văn phòng, mua sắm máy cắt kiếng hai lớp, thiết bị thi công hiện đại, Hoà Bình bắt đầu áp dụng qui trình ISO 9000 và qui trình Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM) nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng công trình.

Năm 2000 đến nay: Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường.

Sau những bước chuẩn bị chu đáo, với sự chấp nhận của Ban Giám đốc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành lập với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103000226 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, vốn điều lệ lúc thành lập là 11.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu). Từ đó đến nay, Hoà Bình đã tiến hành nhiều đợt tăng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh cụ thể như sau: 08/08/2002 vốn điều lệ được tăng lên 20.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1), đến 25/03/2004 là 45.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2); Sau đó, công ty tiếp tục huy động vốn cho các dự án của công ty mà chủ yếu là cho Dự án bãi đậu xe ngầm công viên Chi Lăng. Đến 31/12/2005 vốn điều lệ thực tế công ty đã huy động được là 56.399.900.000 đồng (năm mươi sáu tỷ ba trăm chín mươi chín triệu chín trăm ngàn đồng) và ngày 02/03/2006 xin tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 3) với kế hoạch trong năm 2006 sẽ huy động thêm 43.600.100.000 đồng. Tuy nhiên việc triển khai dự án bãi đậu xe ngầm công viên Chi Lăng chưa đúng theo tiến độ nên Hoà Bình đã dừng việc huy động vốn lại. Hiện nay, vốn điều lệ thực góp của Hoà Bình là 56.399.900.000 đồng. Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình, Hoà Bình luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Năm 2001, hệ thống quản lý chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa Bình đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận. Các công ty thành viên như Công ty Mộc Hòa Bình, Sơn Hòa Bình

liên tiếp đạt các giải thưởng và bằng khen của Bộ Xây Dựng tại Hội chợ VietBuild 2002, 2003, 2004; Công ty Sơn Hòa Bình với danh hiệu “Thương hiệu Việt yêu thích” và Hòa Bình cũng đã khẳng định mình trong lĩnh vực thi công xây dựng với danh hiệu “Thương hiệu mạnh ngành xây dựng địa ốc 2004”.

Năm 2004, sau 3 năm áp dụng và cải tiến không ngừng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của Hòa Bình đã được tổ chức Quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận lần 2 vào tháng 9 với sự mở rộng sang lĩnh vực Thi công điện nước và trang trí nội thất. Có thể nói Hòa Bình đã góp phần mang chất lượng quốc tế vào các công trình xây dựng ở Việt Nam. Hoà Bình tạo được sự tín nhiệm nơi khách hàng và có được sự đánh giá cao của toàn xã hội không chỉ vì kết quả xuất sắc ở những công trình xây dựng mà còn vì cách nghĩ cách làm đúng đắn của mình. Hoà Bình đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng , danh hiệu của nhiều tổ chức trong nước, của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp cũng như các tổ chức quốc tế cùng rất nhiều giấy khen, bằng khen, thư cảm ơn, thư giới thiệu của đông đảo khách hàng . Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào chính đáng của các thành viên thuộc Công ty vì đó là kết quả từ những nỗ lực rất lớn suốt cả một quá trình nhiều năm phấn đấu bền bỉ của BGĐ và toàn thể CBCNV. Đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Hoà Bình.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước.

- San lấp mặt bằng. Kinh doanh nhà. Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình). - Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Hình 2.1: Sơđồ tổ chức bộ máy công ty

2.2 Công tác quản lý thi công công trình tại công ty CPXD và KD địa ốc Hòa Bình 2.2.1 Công tác quản lý nhân sự 2.2.1 Công tác quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự hay quản lý con người trong một tổ chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động- những cái tác động đến nhân viên để khơi gợi và sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành công, đạt được mục tiêu đề ra , tuy nhiên phải đảm bảo rằng lợi ích của từng cá nhân phải hài hòa với lợi ích của tổ chức.

Bộ máy cơ cấu tổ chức ban chỉ huy công trường được thành lập ngay sau khi có quyết định trúng thầu, đảm bảo hiệu quả nhất việc triển khai và thực hiện hợp đồng thi công. Thành phần cơ cấu của ban chỉ huy công trường được cụ thể hóa qua sơ đồ dưới đây:

Hình 2.2: Sơđồ tổ chức ban chỉ huy công trường

2.2.1.1 Phân tích mô hình quản lý:

Mô hình quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình theo kiểu trực tuyến – chức năng. Theo cơ cấu này, Giám đốc dự án được sự giúp sức của tập thể cán bộ ban chỉ huy bên dưới để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định đối với cấp dưới. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trọng phạm vi Công trường. Việc truyền lệnh, ra các quyết định, chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định. Trưởng các bộ phận chức năng công trường (Bộ phận triển khai bản vẽ thi công, bộ phận QA- QC, Bộ phận giám sát thi công,…) không ra lệnh trực tiếp, không chỉ thị cho các bộ phận khác. Trong một số trường hợp nếu khi nhận được sự ủy quyền của Giám đốc dự án hoặc Chỉ Huy Trường thì các bộ phận chức năng này mới có thể trực tiếp đưa ra các quyết định cụ thể.

2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trên công trường. - Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng: - Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng:

Giám đốc dự án và Chỉ huy trưởng là các kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong xây

dựng và quản lý, có đủ thẩm quyền quyết định mọi công việc liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế được duyệt và phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Giám đốc dự án báo cáo với Công ty về toàn bộ hoạt động trên công trường theo định kỳ. Công ty căn cứ tiến độ để có kế hoạch dự trù vật tư, đáp ứng tài chính và các thiết bị thi công theo từng giai đoạn của công trình.

Chỉ huy trưởng là người kiểm soát về kỹ thuật và tổng tiến độ thi công trên toàn

công trường. Để kiểm soát được tốt về mặt kỹ thuật, người Chỉ huy trưởng phải phối hợp cùng Bộ phận giám sát thi công để đề ra biện pháp thi công chi tiết cho từng công việc. Chỉ huy trưởng phải tập hợp tất cả các nhu cầu về vật tư, nhân lực ... trên công trường từ kỹ sư giám sát sau đó Chỉ huy trưởng công trình và các bộ phận có liên quan thực hiện giải quyết kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công.

Ban chỉ huy công trình chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn. Giám đốc dự án có đủ thẩm quyền quyết định đến các công việc liên quan đến sản xuất hàng ngày để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng đạt tiến độ và chất lượng. Ban chỉ huy công trình quản lý công việc thông qua hệ thống các bộ phận hành chính, kỹ thuật, phục vụ và quản lý chất lượng.

- Các bộ phận trong ban chỉ huy công trường.

Bộ phận quản lý chất lượng thi công (QA- QC):

Là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban chỉ huy công trình, bộ phận này có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định, quy trình về đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá trình thi công, phối hợp với các bộ phận An toàn lao động, bộ phận Giám sát thi công trên các hạng mục công trình để đảm bảo thi công công trình an toàn, chất lượng.

Đối với công tác đảm bảo chất lượng, bộ phận này có trách nhiệm giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu, quá trình thi công công trình theo tiêu chuẩn ISO 9002.

Tham gia nghiệm thu nội bộ các công việc, bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình với bộ phận giám sát thi công. Sau đó phát hành phiếu yêu cầu mời TVGS, Tư vấn quản lý dự án và Chủ đầu tư nghiệm thu.

Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các hạng mục thi công, lấy các mẫu vật liệu theo qui định về quản lý chất lượng, làm thí nghiệm xác định chất lượng của vật liệu và lập các báo cáo, đề nghị trình lên Ban Chỉ huy công trường, Công ty, TVGS, Tư vấn quản lý dự án và Chủ đầu tư.

Bộ phận thiết kế biện pháp thi công và bản vẽ thi công (Shopdrawing)

Nhiệm vụ cụ thể của các kỹ sư là nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, tiến độ của Chủ đầu tư, phối hợp với Ban chỉ huy công trình, giám sát kỹ thuật hiện trường lập các bản vẽ thi công chi tiết cho từng công việc, tính toán dự trù vật tư, vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị; kết hợp lập tổng tiến độ thi công, tiến độ thi công theo từng giai đoạn và biện pháp thi công chi tiết trình lên Giám đốc dự án, TVGS, Tư vấn quản lý dự án và Chủ đầu tư phê duyệt.

Các kỹ sư được phân công nhiệm vụ theo đầu tên công việc (thiết kế bản vẽ thi công; biện pháp thi công công tác cốp pha, cốt thép, hoàn thiện, lắp đặt điện, nước, ATLĐ; lập tiến độ thi công theo từng giai đoạn tuần, tháng, quý, năm...), nhờ đó mà các việc thi công ngoài công trường sẽ được tổ chức, bố trí sắp xếp một cách hợp lý, tránh được tình trạng thi công chồng chéo giữa các tổ đội.

Bộ phận Giám sát kỹ thuật thi công.

Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ Ban chỉ huy công trình và Chỉ huy trưởng công trình để chỉ đạo các đội thi công thực hiện tốt các kế hoạch ngày, kế hoạch tuần, tháng, năm cũng như tổng tiến độ đã đề ra.

Căn cứ theo tiến độ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt, phối hợp với Bộ phận thiết kế để đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng mục,

lập kế hoạch cung ứng vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công việc sẽ được thi công một cách nhanh nhất nhưng tất cả các công việc, các hạng mục vẫn phải được thi công phối hợp một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm bảo chất lượng công trình.

Giám sát thi công về kỹ thuật, kết cấu, khối lượng, chất lượng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho việc thi công tại từng hạng mục cũng như trên toàn bộ công trường.

Bộ phận an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Bộ phận này có trách nhiệm lập biện pháp an toàn chi tiết theo từng công việc, bộ phận, hạng mục công trình và toàn bộ công trình trình duyệt Giám đốc dự án, TVGS, Tư vấn quản lý dự án và Chủ đầu tư.

Kết hợp với bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận giám sát thi công tổ chức thực hiện toàn bộ công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trình. Đưa ra những nội quy, cảnh báo an toàn lao động cần thiết trong quá trình thi công.

Hàng ngày, bộ phận này sẽ kiểm điểm các hoạt động trong ngày, lập báo cáo, đề xuất an toàn trình lên Ban Chỉ huy công trường để có cơ sở ra các quyết định chỉ đạo đối với các công việc đang tiến hành và có định hướng chỉ đạo cho các công việc tiếp theo.

Bộ phận phục vụ thi công.

Đây là bộ phận quản lý các khu vực, đội, nhóm thi công có tính chất hỗ trợ cho đội thi công xây dựng như: Đội công nhân cơ hữu; đội cơ khí, hàn; đội vận hành cần trục, vận thăng; đội lắp đặt điện, nước phục vụ thi công.

Căn cứ theo yêu cầu của bộ phận giám sát kỹ thuật, bộ phận phục vụ sẽ có các hoạt động cung ứng các vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị cho từng công việc, từng hạng mục nhằm đảm bảo việc thi công liên tục, không gián đoạn.

Bộ phận quản lý hành chính.

Bộ phận hành chính bao gồm văn thư, nhân viên ISO, quản lý khối lượng, Kho, cung ứng vật tư, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ... Bộ phận này có trách nhiệm giải quyết các

thủ tục hành chính và căn cứ vào khối lượng (do Chỉ huy trưởng tập hợp) để giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán với các tổ thợ và với bên Chủ đầu tư (thông qua Công ty).

Giữ gìn an ninh chung cho công trường thi công

Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư cho công trình, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Công tác cung ứng phải đảm bảo cung cấp các vật liệu xây dựng và thiết bị

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp quản lý thi công nâng cao chất lượng công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình, áp dụng cho dự án khu nhà ở phía đông hồ nghĩa đô – tp. hà nội (Trang 30 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)