- Nguyên lý hoạt động.
b. Khung gầm liền khối ULSAB
Hình 6.16. Khung gầm liền khối ULSAB
Trong thập niên 1990, những qui định nghiêm ngặt về độ an toàn đã đòi hỏi phải ra đời loại khung gầm rắn chắc hơn trong khi loại khung gầm liền khối thép truyền thống lại quá nặng. Từ đó, nhiều nhà sản xuất xe chuyển sang các loại vật liệu thay thế cho thép, trong đó đáng chú ý nhất là nhôm. Mặc dù không có chiếc xế sản xuất hàng loạt nào ngoài Audi A8 và A2 loại bỏ hoàn toàn thép trong cấu trúc khung gầm nhưng hiện nay ngày càng có nhiều mẫu xe sử dụng nhôm để chế tạo ca-pô, nắp thùng xe, đòn treo và bộ khung phụ. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ngành công nghiệp thép đang rơi vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết.
Đứng trước tình hình đó, các hãng sản xuất thép của Mỹ đã thuê trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Porsche phát triển một công nghệ khung gầm liền khối bằng thép hoàn toàn mới mang tên Ultra Light Steel Auto Body (ULSAB). Về cơ bản, loại khung gầm mới có cấu trúc tương tự khung gầm liền khối thông thường. Điểm khác biệt duy nhất là khung gầm liền khối ULSAB sử dụng các phụ kiện Hydroform, thép đa lớp và hàn laze.
Hydroform là một công nghệ tạo mới dùng để tạo hình kim loại theo ý muốn thay cho đập. Công nghệ đập thông thường sử dụng máy trọng lượng lớn để nén kim loại lá thành một khối, tạo ra độ dày không đồng nhất – phần gờ và góc luôn mỏng hơn bề mặt. Để duy trì độ dày tối thiểu mà vẫn có được độ cứng như ý, các nhà thiết kế phải chọn các tấm kim loại lá dày hơn yêu cầu. Trong khi đó, công nghệ hydroform rất khác biệt. Thay vì sử dụng kim loại lá, công nghệ này tạo ra các ống kim loại mỏng. Ống kim loại được xếp thành một khối tạo hình theo ý muốn. Sau đó, một dung dịch áp suất cao sẽ được bơm vào ống và lấp kín bề mặt bên trong khối. Do áp suất của dung dịch là đồng nhất nên độ dày của kim loại cũng giống hệt nhau. Nhờ đó, các nhà thiết kế có thể sử dụng thép có độ dày tối thiểu để giảm trọng lượng.
Thép đa lớp chính là sự kết hợp giữa lõi nhựa dẻo nóng (polypropylen) với hai lớp thép cực mỏng kẹp xung quanh giúp giảm 50% trọng lượng so với một miếng thép đồng nhất mà không ảnh hưởng đến tính năng. Loại thép này rất cứng nên thường được sử dụng ở những khu vực cần độ cứng uốn cong lớn. Tuy nhiên, không phải chỗ nào cũng dùng được thép đa lớp bởi vì nó phải đi kèm với các khớp nối chắc chắn hoặc tán đinh thay cho hàn.
Theo trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Porsche, khung gầm ULSAB nhẹ hơn 36% và cứng hơn 50% so với loại khung gầm liền khối thông thường. Mặc dù ULSAB mới xuất hiện đầu năm 1998 nhưng Opel Astra và BMW 3-Series đã ứng dụng nó trong một số bộ phận. Chắc chắn trong tương lai khung gầm ULSAB sẽ thế chân loại khung gầm liền khối thông thường.
+ Ưu điểm: rắn chắc và nhẹ hơn khung gầm liền khối thông thường mà không tăng chi phí sản xuất.
+ Nhược điểm: độ rắn chắc và trọng lương chưa thích hợp cho các loại xe thể thao hạng nhất.
6.1.2.3. Thân xe dạng vỏ
Loại kết cấu này bao gồm thân xe và khung xe được gắn liền thành một khối. Toàn bộ thân xe chắc khỏe dưới dạng một khối thống nhất.
6.2. NỘI THẤT Ô TÔ
6.2.1. Khái niệm
Nội thất ô tô là toàn bộ những tiện nghi được trang bị trên ô tô để phục vụ cho người sử dụng và những thiết bị an toàn bảo vệ người và xe. ví dụ :ghế điều chỉnh , gàn âm thanh ,hình ảnh , camera …
6.2.2 Chức năng, yêu cầu và phân loại nội thất ôtô + Chức Năng : + Chức Năng :
- Phục vụ các nhu cầu giải trí cho người sử dụng xe .
- Tăng độ an toàn và khả Năng sử dụng xe dễ dàng trong các trưòng hợp xe quoay vòng hoặc lùi xe .
- Là bộ phận trang trí cho xe .
+ Yêu cầu :
- Phải đảm bảo phù hợp với từng kiểu xe và công nghệ trang bị trên xe . - Đảm bảo mẫu mã và hình thức đẹp .
- Có tính hiệu quả khi sử dụng . - Sử dụng dễ dàng .
- Có độ tin cậy cao với các thiết bị an toàn như túi khí, camera …
+ Phân loại : Nội thất ô tô rất đa dạng và phong phú nhưng ta có thể chia thành những nhóm sau :
- Nội thất về âm thanh : Đài, radio . - Nội thất về hình ảnh : màn hình
- Nội thất về an toàn : khoá cửa điện , túi khí … - Nội thất về tiện nghi : Ghế ngồi
6.2.3. Các kết cấu đặc trưng nội thất ôtô
6.2.3.1. Nội thất về âm thanh
Trong những thập niên trước, các nhà sản xuất đã đưa vào ôtô một thiết bị góp phần nâng cao đáng kể nhu cầu giải trí, thư giãn và đến tận bây giờ thiết bị này vẫn thiết thực, không thể thiếu trong xe hơi: Đó chính là hệ thống âm thanh!
Hình 6.18. Hệ thống âm thanh