- Có giá thành thấp:mỗi một sản phẩm khi thiết kế và chế tạo cần phải phù hợp
5.3.2. Góc nghiêng ngang của bánh xe (Góc camber)
Góc nghiêng ngang của bánh xe (góc camber) là góc xác định trên mặt phẳng ngang của xe, được tạo thành bởi hình chiều mặt phẳng đối xứng dọc của lốp xe và phương thẳng đứng.
Hình 5.8. Góc camber
Khi phần trên của bánh xe nghiêng ra phía ngoài gọi là góc “ camber dương”, ngược lại khi bánh xe nghiêng vào trong cho ta “camber âm”.
Trong các kiểu xe trước đây, bánh xe thường có camber dương để tăng độ bền của trục trước và để cho lốp tiếp xúc thẳng góc với mặt đường nhằm ngăn ngừa hiện tượng mòn không đều vì phần tâm lốp cao hơn phần dìa đường.
Trong các kiểu xe hiện đại hệ thống treo và trục có độ bền cao hơn trước, mặt đường lại bằng phẳng lên bánh xe không cần nghiêng dương nhiều như trước nữa. Vì vậy góc camber giảm xuống gần đến “không”( một số xe băng không). Trên thực tế bánh xe có camber âm đang được áp dụng phổ biến để tăng tính năng chạy đường vòng của xe.
5.3.2.1.Camber âm
Khi tải trọng thẳng đứng tác dụng lên một bánh xe nghiêng sẽ sinh ra một lực theo phương nằm ngang. Lực này gọi là lực đẩy ngang nó tác động theo chiều vào trong khi bánh xe có camber âm, và theo chiều ngược lại khi xe có camber dương.
Khi xe chạy trên đường vòng vì, vì xe có xu hướng nghiêng ra phía ngoài lên camber của lốp xe trở lên dương hơn, lực đẩy ngang về phía trong cùng giảm xuống và lực quay vòng cũng giảm xuống. Góc camber âm của bánh xe giữ cho xe không bị nghiêng dương khi chạy vào đường vòng và duy trì lực quay vòng thích hợp.
Hinh 5.9.Góc camber âm
Hình 5.10.Ảnh hưởng của góc camber âm