Giảm chấn của hệ thống.

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 73)

- Có giá thành thấp:mỗi một sản phẩm khi thiết kế và chế tạo cần phải phù hợp

5.5.2.3.Giảm chấn của hệ thống.

Để nâng cao chất lượng của xe, trên một số loại xe còn dùng giảm chấn cho hệ thống lái. Giảm chấn này đặt song song giữa đòn dẫn động lái và cơ cấu lái. Tác dụng của giảm chấn là dập tắt những xung lực từ mặt đường lên vành lái, giữ yên vành lái khi đi trên đường xấu. Ngoài ra nhờ có giảm chấn của hệ thống lái khi đi trên đường cong, lực bên có thể tăng đột ngột hoặc lực dọc ở hai bên bánh xe khác nhau nhiều, sẽ không gây nên quay bánh xe đột ngột xung quanh trụ đứng, như vậy tác dụng của giảm chấn ở đây như một thiết bị an toàn.

Cấu tạo của giảm chấn bao gồm: Vỏ giảm chấn nối với đòn dẫn động của hệ thống lái. Trục giảm chấn cố định trên khung xe, trục giảm chấn có piston và cụm van tiết lưu. Trên có cụm van bù, nhờ các lỗ thông ngang, nên buồng bù bao gồm phần trên của khoang A nối với buồng cao su đàn hồi. Để bảo vệ buồng cao su trên vỏ giảm chấn lắp một lớp vỏ thép bảo vệ.

Nguyên lý làm việc giống như các loại giảm chấn ống thủy lực của hệ thống treo. Ở đây do phải bố trí dập tắt dao động trên đòn ngang liên kết của hệ thống lái nên giảm chấn đặt nằm ngang, buồng bù bằng cao su cho phép chứa đủ thể tích cần piston khi đi sâu vào trong giảm chấn. Chất lỏng được nạp đầy, buồng bù tự thay đổi thể tích. Giảm chấn làm việc với hiệu quả cao, giữ yên vành lái và tăng khả năng an toàn cho hệ thống lái. Tất nhiên khi làm việc lực đặt trên vành lái lớn hơn khi không có giảm chấn.

Sự khác nhau của giảm chấn hệ thống lái với giảm chấn hệ thống treo là ở chỗ yêu cầu về vị trí đặt ngang và chiều dài giảm chấn phải ngắn để dễ dàng bố trí trên xe.

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 73)