- Có giá thành thấp:mỗi một sản phẩm khi thiết kế và chế tạo cần phải phù hợp
5.4.1.1. Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng.
Cơ cấu lái kiểu này hiện nay có mặt phổ biến trên các loại xe có 4÷5 chỗ ngồi.
Có hai dạng cấu tạo cơ bản:
- Thanh răng liên kết với đòn ngang bên qua ổ bắt bu lông. - Thanh răng liên kết với đòn ngang bên ở hai đầu thanh răng.
Bánh răng có cấu tạo răng nghiêng, đầu dưới lắp trên ổ thanh lăn kim, đầu trên lắp ổ bi cầu. Êcu rỗng trong đó có phớt che bụi đảm bảo bánh răng quay nhẹ nhàng. Vì bánh răng có kích thước nhỏ nên được chế tạo liền trục. Thanh răng nằm dưới bánh răng có cấu tạo răng nghiêng. Thanh răng chuyển động tịnh tiến trên hai bạc trượt. Cụm bạc trượt có dạng tiết diện vành khăn nằm bên phải, cụm bạc trượt nửa vành khăn nằm ở dưới bánh răng. Bạc trượt nửa vành khăn có lò xo trụ tỳ chặt và được điều chỉnh thường xuyên trong sử dụng thông qua êcu điều chỉnh. Êcu điều chỉnh nằm dưới cơ cấu lái. Giữa bạc trượt này và êcu điều chỉnh luôn tồn tại khe hở để đảm bảo tác dụng của lò xo tỳ. Trên êcu điều chỉnh có ốc khóa chặt để tránh tự nới lỏng ốc điều chỉnh. Cơ cấu lái đặt trên vỏ xe, để tạo góc ăn khớp lớn cho bộ truyền răng nghiêng. Bánh răng đặt nghiêng ngược chiều nghiêng của thanh răng, nhờ vậy hệ số trùng khớp của bộ truyền lớn làm việc êm, và phù hợp với việc bố trí vành lái trên xe.
Hình 5.18. Cơ cấu lái bánh răng thanh răng
1. Đòn ngang bên phải 2. Đòn ngang bên trái 3. Thanh răng 4. Lò xo 5.Bọc cao su 6. Trục bánh răng 7. Khớp nối trục lái
Bộ truyền được bôi trơn bằng mỡ, hai đầu vỏ có nắp tôn bao kín,. Hai đầu thanh răng có lắp các khớp nối đòn ngang bên. Vỏ cơ cấu lái bắt với vỏ xe nhờ hai ụ cao su đặt ở hai đầu cơ cấu lái.