Quan hệ hình học của Ackerman

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 69 - 71)

- Có giá thành thấp:mỗi một sản phẩm khi thiết kế và chế tạo cần phải phù hợp

5.5.1.Quan hệ hình học của Ackerman

Quan hệ hình học của Ackerman là biểu thị quan hệ góc quay của các bánh xe dẫn hướng quanh trục trụ đứng, với giả thiết tâm quay vòng của xe nằm trên đường kéo dài của tâm trục cầu sau.

Để thỏa mãn điều kiện không bị trượt bánh xe sau thì tâm quay vòng phải nằm trên đường kéo dài của tâm cầu sau, mặt khác các bánh xe dẫn hướng phải quay theo

Hình 5.22. Quan hệ hình học của Ackerman

LB B g gα cot β =

các góc α (đối với bánh xe ngoài); β (đối với bánh xe trong). Quan hệ hình học được

xác định theo biểu thức:

cotgα ∙cotgß = B/L Trong đó:

B- Khoảng cách của hai đường tâm trụ đứng trong mặt phẳng đi qua tâm trục bánh xe và song song với mặt đường.

L- Chiều dài cơ sở của xe.

Để đảm bảo điều kiện này, trên xe sử dụng cơ cấu bốn khâu có tên là hình thang lái Đantô. Cơ cấu bốn khâu đặt trên cầu trước có dầm cầu liền có hai dạng như trên. Cấu tạo của chúng bao gồm: dầm cầu cứng đóng vai trò một khâu cố định, hai đòn bên dẫn động các bánh xe, đòn ngang liên kết hai đòn bên bằng khớp cầu (rôtuyn). Các đòn bên quay xung quanh đường tâm trụ đứng. Khi đòn ngang liên kết nằm sau dầm cầu, phương pháp bố trí như sau.

Hình 5.23. Cơ cấu 4 khâu có dầm cầu liền

a. Đòn ngang liên kết nằm sau dầm cầu b. Đòn ngang liên kết nằm trước dầm cầu

5.23. Cơ cấu đòn ngang nối liên kết trên hệ thống treo độc lập

a. Đòn ngang nối nằm sau dầm cầu b. Đòn ngang nối nằm trước dầm cầu

Trên hệ thống treo độc lập, số lượng đòn và khớp tăng lên nhằm đảm bảo các bánh xe dịch chuyển độc lập. Số lượng đòn tăng lên tùy thuộc vào kết cấu của cơ cấu lái, vị trí bố trí cơ cấu lái, không gian cho phép bố trí đòn, khớp, độ cứng vững của kết cấu… nhưng vẫn đảm bảo quan hệ hình học của Akerman, tức là gần đúng với cơ cấu Đantô.

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 69 - 71)