Sự quay vòng của bánh xe và các trạng thái quay vòng của nó

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 53 - 56)

- Có giá thành thấp:mỗi một sản phẩm khi thiết kế và chế tạo cần phải phù hợp

5.2.1.1. Sự quay vòng của bánh xe và các trạng thái quay vòng của nó

1. Vành lái. 2. Trục lái. 3. Đòn quay. 4. Hộp cơ cấu lái. 5. Đòn kéo dọc. 6. Đòn ngang liên kết. 7.Đòn dẫn bánh xe. 8. Đòn ngang bên. 9. Trục bánh xe.

Sự quay vòng của bánh xe trong và ngoài quanh trụ đứng được thực hiện không bằng nhau nhằm đảm bảo khả năng không xảy ra trượt của các bánh xe. Các bánh xe quay vòng xung quanh tâm quay vòng O. Tâm quay vòng O tốt nhất là nằm trên đường kéo dài của tâm trục cầu sau.

Trên các hệ thống treo độc lập, tâm trụ đứng O1, O2 có sự thay đổi nhỏ do vậy nhất thiết ở đòn ngang 10 phải có khớp cầu phân chia đòn ngang làm nhiều đoạn, thỏa mãn khả năng di động của tâm O1, O2.

Góc quay vành lái các xe hiện nay là từ 1,5 đến 2,5 vòng về một phía, góc quay bánh xe dẫn hướng tương ứng từ 300 đến 400 nhằm đảm bảo lực đánh lái nhỏ, điều khiển chính xác.

Sự chuyển động và thay đổi hướng chuyển động của xe trên đường là một quá trình phức tạp. Nếu chúng ta cho xe chuyển động trên đường vòng với tốc độ rất chậm, thì cứ ứng với mỗi vị trí góc quay vành lái nhất định β, xe sẽ quay vòng với bán kính

R0 tương ứng. Trạng thái quay vòng này có thể coi là “quay vòng tĩnh”. Mối tương

Hình 5.2.Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái

O1, O2: Đường tâm trụ đứng O: tâm quay vòng R Bán kính quay vòng 1. Vành lái 2. Trục lái 3. Bánh xe dẫn hướng 4. Đòn quay dẫn động 5. Đòn kéo dọc 6. Trụ đứng

7.Đòn bên 8. Khớp cầu (rôtuyl lái) 9. Cơ cấu lái 10. Đòn ngang liên kết

quan giữa góc quay vành lái β với bán kính R0 là mối tương quan lý thuyết. Trạng thái quay vòng này được gọi là “quay vòng đủ”. Trong thực tế quá trình quay vòng là “động”, trạng thái “quay vòng đủ” rất ít xảy ra. Chúng ta thường gặp trạng thái “quay vòng thiếu và quay vòng thừa”. Các trạng thái quay vòng động xảy ra trên cở sở của việc tăng tốc độ chuyển động và sự đàn hồi của bánh xe, hệ thống lái.

Với góc quay vành lái vẫn thực hiện là β song bán kính quay vòng thực tế lại

lớn hơn bán kính R0, đó là trường hợp “quay vòng thiếu”. Khi đó để thực hiện quay vòng xe theo bán kính R0, người lái phải tăng góc quay vành lái một lượng tương ứng

β

∆ . Khi góc quay vành lái là β, bán kính quay vòng thực tế nhỏ hơn bán kính R0, là trường hợp “quay vòng thừa”. Để xe chuyển động với bán kính R0 người lái phải giảm góc quay vành lái một lượng ∆β.

Trong điều khiển chuyển động, hiện tượng “quay vòng thừa” làm gia tăng lực ly tâm gây nguy hiểm cho trạng thái chuyển động, đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm xử lý. Đó là trạng thái quay vòng nguy hiểm.

Hình 5.3. Các trạng thái quay vòng

Hinh 5.4. Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực

Hoạt động của hệ thống lái có trợ lực là sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực. Khi xoay vô lăng, sẽ chuyển mạch một đường dầu tại van điều khiển.Vì áp suất dầu đẩy pitông trong xy lanh trợ lực lái. Lực cần đẩy vô lăng để điều khiển sẽ giảm. Chính vì vậy phải thường xuyên kiểm tra dầu trợ lực lái.

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo ô tô 2 Đại học (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w