- Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng + Định lượng nồng độ glucose máu
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.6. Liên quan đạm niệu vi lượng (+), hs-CRP với glucose máu và HbA1C
HbA1C
Trong bảng 3.21 nồng độ trung bình glucose máu và HbA1C ở bệnh nhân MAU (+) cao hơn so với bệnh nhân có MAU (-) sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ bảng 3.30 kết quả nồng độ trung bình glucose máu của bệnh nhân có hs-CRP > 1mg/L cao hơn bệnh nhân có hs-CRP < 1mg/L sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả bảng 3.31 nhóm bệnh nhân có hs-CRP > 1mg/L thì nồng độ trung bình HbA1C cao hơn so với nhóm bệnh nhân hs-CRP < 1mg/L sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có nồng độ glucose máu cao thì nồng độ HbA1C cao và
nồng độ hs-CRP cũng cao theo. Lý giải kết quả này có thể do đa số bệnh nhân trong nghiên cứu không được kiểm soát hoặc kiểm soát glucose máu kém.
Nguyễn Đức Ngọ nghiên cứu trên 201 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nồng độ glucose máu trung bình là 9,3 ± 3,35mmol/L ở nhóm MAU (+) chiếm tỷ lệ là 32,2%, nồng độ trung bình glucose ở nhóm MAU (-) là 9,1 ± 2,91mmol/L chiếm tỷ lệ 67,8% có mối liên quan với nhau nhưng sự liên quan này không chặt chẽ[18]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Hạnh và cộng sự trên 105 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có tăng glucose máu MAU (+) có tỷ lệ là 40,5% và bệnh nhân có MAU (-) chiếm tỷ lệ là 59,5%[18]. Trần Thị Ngọc Thư nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nồng độ trung bình glucose máu là 10,54 ± 4,40mmol/L, nồng độ trung bình HbA1C là 8,58 ± 2,01% và HbA1C < 7% chiếm tỷ lệ 24,0%, HbA1C > 7% chiếm tỷ lệ là 76,0%[30].
Theo Zhiqiang và cộng sự nghiên cứu trên bệnh nhân có rối loạn glucose máu lúc đói và sau ăn 2 giờ, nhận thấy tỷ lệ MAU (+) ở nhóm bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose máu cao hơn so với nhóm không có rối loạn dung nạp glucose máu và tình trạng bài tiết MAU (+) cao hơn ở những người trung niên có nguy cơ dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2 với OR 2,36 (95% CI, 1,01 – 5,50), ở những người lớn tuổi là 3,27 (95% CI, 1,38 – 7,77) và kết luận rằng MAU (+) là yếu tố dự đoán độc lập ĐTĐ type 2[93]. Kim. Y. I nhận thấy tỷ lệ MAU (+) tăng cao hơn ở nhóm rối loạn dung nạp glucose máu và ở nhóm ĐTĐ type 2 rất nhiều nếu như tỷ lệ MAU (+) ở nhóm glucose máu bình thường là 6%, thì ở nhóm rối loạn dung nạp glucose máu là 11,8% và 21,8% ở nhóm ĐTĐ type 2 (P <0,001)[49]. Mohd. Idrees Khan nghiên cứu trên 42 bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhằm đánh giá nồng độ hs-CRP và mối liên quan với MAU (+). Kết quả nồng độ trung bình glucose máu là 9,1 ± 1,65mmo/L, HbA1C là 8,45 ± 0,76%. Nồng độ trung bình glucose, HbA1C, hs-CRP cao
hơn đáng kể ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 có MAU (+) so với những bệnh nhân có MAU (-) (p < 0,0001)[63].
Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp về cả sinh lý bệnh cũng như diễn tiến của bệnh ĐTĐ type 2, vì kiểm soát glucose máu kém kéo dài dẫn đến tăng HbA1C tăng độ lọc trong cầu thận và tăng bài tiết MAU (+), tình trạng gia tăng bài tiết MAU (+) sẽ làm xuất hiện hs-CRP là một yếu tố gây viêm và là yếu tố nguy cơ gây rối loạn nội mô mạch máu, xơ vữa động mạch biến chứng tim mạch và bệnh thận.