Giới tính: Có 2 giá trị nam và nữ.
Tuổi: Tính bằng năm hiện tại trừ đi năm sinh của đối tượng có giá trị từ
≥ 40 tuổi trở lên.
Nhóm tuổi: Tính từ ≥ 40 tuổi trở lên, mỗi nhóm cách nhau 10 tuổi và
chia thành 4 nhóm.
Nhóm 1: 40-49 tuổi. Nhóm 2: 50-59 tuổi. Nhóm 3: 60-69 tuổi. Nhóm 4: ≥ 70 tuổi.
Thời gian phát hiện bệnh: Tính từ lúc bệnh nhân được chẩn đoán
bệnh ĐTĐ type 2 cho đến thời điểm nghiên cứu, tính bằng năm.
Đặc điểm nhóm bệnh: Được chia làm 4 nhóm.
Nhóm ĐTĐ type 2 đơn thuần.
Nhóm ĐTĐ type 2 có phối hợp rối loạn mỡ máu. Nhóm ĐTĐ type 2 có phối hợp THA.
Nhóm ĐTĐ type 2 có phối hợp THA và rối loạn mỡ máu.
Đặc điểm THA:
Tiêu chí chẩn đoán THA:
HATT ≥ 140mmHg và hoặc HATTr ≥ 90mmHg hoặc đã được chẩn đoán THA và được điều trị thuốc THA.
Dụng cụ: Dùng HA kế đồng hồ hiệu ALPK2 do Nhật Bản sản xuất có so sánh với HA kế thủy ngân. Sử dụng hai băng quấn có kích cỡ khác nhau, một cho người bình thường (12cm), một cho người béo (15cm).
Phương pháp đo HA: Đo HA theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới. Bao quấn hơi có chiều rộng 2/3 chiều dài cánh tay, chiều dài đủ quấn hơn 2/3 chu vi cánh tay, trên nếp gấp khuỷu tay 2-2,5cm.
Đo vào buổi sáng, trước khi đo bệnh nhân phải được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, ở tư thế nằm hoặc tư thế ngồi tựa lưng.
Bơm bao hơi không đột ngột quá nhanh, áp lực ước tính trên 30 mmHg đủ làm mất mạch quay. Xả hơi một cách từ từ, xác định HATT khi xuất hiện tiếng đập đầu tiên Korotkoff (pha 1). Xác định HATTr khi tại thời điểm biến mất hoàn toàn của tiếng đập (pha 5).
Tiến hành đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 phút, lấy kết quả trung bình cộng của 2 lần đo. Đo HA cả 2 tay, lấy trị số ở tay có HA cao hơn.
Sau khi tiến hành đo HA như trên, tất cả những bệnh nhân có HATT ≥ 140nmmHg và HATTr ≥ 90mmHg sẽ được xác định THA theo tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới/Tổ chức THA quốc tế năm 2003 (World Health Organization/International Society Of Hypertension: WHO/ISH) chọn làm đối tượng nghiên cứu[89].
Đặc điểm chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI):
Xác định chỉ số khối cơ thể.
Dụng cụ: Cân nặng bằng cân Nhơn Hòa do Việt Nam sản xuất có kiểm định và được chuẩn hóa. Chiều cao được đo bằng thước kim loại đúng theo mẫu thước đo do Việt Nam sản xuất có kiểm định và được chuẩn hóa.
Phương pháp thực hiện.
Đo trọng lượng cơ thể: Tiến hành vào buổi sáng, nhịn ăn và đã đi vệ sinh, mặc quần áo mỏng, không mang vác bất cứ vật gì trên người. Bệnh nhân
đứng thẳng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới được đọc kết quả. Cân 2 lần và lấy trị số trung bình, biểu thị đơn vị bằng kg và sai số không quá 100g.
Đo chiều cao: Bệnh nhân không đi giày, dép, không đội mũ, khăn, đứng thẳng, hai bàn chân thành hình chữ V, bốn điểm chạm vào thước đo là vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân. Người đo kéo eke có gắn sẳn trên thước đo lên quá đầu và hạ xuống cho chạm đỉnh đầu. Đo 2 lần và lấy trị số trung bình, kết quả tính bằng đơn vị cm và sai số không quá 0,5cm. Tính BMI dựa theo công thức của WHO năm 1986.
BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao (m)2
Kết quả: Phân loại BMI theo tiêu chuẩn WHO năm 2000 dành cho người Châu Á[87].
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá béo phì
Loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5-22,9 Béo: Thừa cân Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 ≥ 23 23-24,9 25-29,9 ≥ 30 Đặc điểm vòng bụng: Xác định béo phì vùng bụng.
Dụng cụ: Dùng thước dây đo thợ may do Việt Nam sản xuất, không đàn hồi có độ chính xác đến mm, được chuẩn hóa.
Phương pháp đo: Bệnh nhân đứng thẳng hai bàn chân cách nhau 10 cm thành hình chử V, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân thở đều, đo vào lúc thở ra nhẹ để tránh co cơ. Vòng bụng được
đo ngang qua rốn và điểm cong nhất của xương sống. Trường hợp bệnh nhân có bụng quá sệ vòng bụng được đo qua điểm giữa mào chậu và xương sườn cuối cùng.
Kết quả: Béo phì vùng bụng khi số đo vòng bụng ở nam ≥ 90cm và ở nữ ≥ 80cm (theo tiêu chuẩn WHO năm 2000 dành cho người Châu Á)[87].