Liên quan đạm niệu vi lượng (+), hs-CRP với thời gian phát hiện bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hsCRP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin (Trang 71 - 72)

- Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng + Định lượng nồng độ glucose máu

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.3. Liên quan đạm niệu vi lượng (+), hs-CRP với thời gian phát hiện bệnh

theo tuổi, ở nhóm tuổi 50-59 tỷ lệ MAU (+) chiếm 9,9%, ở nhóm tuổi 60-69 chiếm 13,6% và ở nhóm tuổi ≥ 70 chiếm tỷ lệ là 23,4%[54].

Võ Bảo Dũng nghiên cứu hs-CRP trên 45 bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết quả không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP giữa các nhóm tuổi, hay không có sự gia tăng theo tuổi và nồng độ hs-CRP sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)[12].

Có thể thấy rằng kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi là do cở mẫu chưa đủ lớn, chỉ thu thập được nhóm bệnh nhân ngoại trú nên chưa thấy được sự liên quan của MAU (+) và hs-CRP theo tuổi. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thêm để có thể kết luận về sự liên quan giữa MAU (+) và hs-CRP với tuổi.

4.3.3. Liên quan đạm niệu vi lượng (+), hs-CRP với thời gian phát hiện bệnh bệnh

Từ bảng 3.16 bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ 80% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, MAU (+) có liên quan với thời gian phát hiện bệnh. Đều này có thể giải thích do bệnh nhân trong nghiên cứu có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm chiếm tỷ lệ đến 61,4%, vì vậy ở những bệnh nhân này có thể xuất hiện nhiều biến chứng trong đó có MAU (+) là phù hợp với sinh lý bệnh của MAU. Trong bảng 3.26 bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh > 5 năm thì hs-CRP > 1mg/L chiếm tỷ lệ 84,4% cao hơn nhóm < 5 năm là 80,0%, với p > 0,05.

Hồ Hữu Hóa nghiên cứu trên 116 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nhóm có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ là 32,3%, nhóm 5-10 năm là 62,2% và nhóm > 10 năm tỷ lệ là 88,8%[16]. Theo Vũ Bích Nga nghiên cứu trên 147 bệnh nhân ĐTĐ type 2 ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm MAU (+) chiếm tỷ lệ 50,0%, nhóm 5-10 năm là 83,3% và nhóm > 10 năm tỷ lệ là 85,7%[20].

Kết quả nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ MAU (+) có xu hướng gia tăng theo thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ type 2. Thời gian bệnh càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân có MAU (+) càng tăng. Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả Hồ Hữu Hóa và Vũ Bích Nga[16],[20].

Võ Bảo Dũng nghiên cứu hs-CRP trên 45 bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết quả cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP giữa các nhóm có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm và > 5 năm và, khác biệt về thời gian phát hiện giữa 3 mức độ độ hs-CRP cũng không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra không có sự liên quan giữa nồng độ hs-CRP với thời gian phát hiện bệnh (r = 0,07; p > 0,05)[12]. Nhận xét trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

ĐTĐ type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, diễn tiến âm thầm trong thời gian dài trước khi được phát hiện. Thời gian phát hiện bệnh càng dài thì nguy cơ bài tiết MAU (+) càng tăng cao, sự bài tiết MAU (+) làm xuất hiện bài tiết hs-CRP là một yếu tố gây viêm, chính yếu tố này tác động gây rối loạn chức năng nội mô mạch máu dẫn đến gia tăng bài tiết MAU (+), mối quan hệ này dẫn đến biến chứng tim mạch và bệnh thận ĐTĐ type 2[82], [90]. Từ đặc điểm trên thiết nghĩ nên có một kế hoạch thăm khám toàn diện định kỳ cho các bệnh nhân ĐTĐ type 2 để phát hiện sớm MAU (+) để có hướng điều trị, dự phòng nhằm làm giảm hoặc mất MAU (+).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đạm niệu vi lượng, nồng độ hsCRP trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 và sự thay đổi sau điều trị bằng thuốc ức chế thụ thể Irbesartan và thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w