- Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng + Định lượng nồng độ glucose máu
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.7. Liên quan đạm niệu vi lượng (+), hs-CRP với rối loạn mỡ máu
Từ bảng 3.22 bệnh nhân có tăng cholesterol và triglycerid thì tỷ lệ MAU (+) cao hơn so với bệnh nhân có cholesterol và triglycerid bình thường lần lượt là 43,0% so với 21,3% và 36,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân có tăng LDL-c và giảm HDL-c có tỷ lệ MAU (+) cao hơn so với bệnh nhân có LDL-c và HDL-c bình thường tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ tăng cholesterol và triglycerid khá cao, điều này có thể giải thích đa số bệnh nhân rối loạn mỡ máu mang tính chất gia đình, số còn lại có chế độ ăn chưa hợp lý. Trong bảng 3.32 nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân có tăng cholesterol và triglycerid thấp hơn so với bệnh nhân có cholesterol và triglycerid bình thường tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân có tăng LDL-c tương đương so với bệnh nhân có LDL-c bình thường nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung bình hs-CRP ở bệnh nhân có nồng độ giảm HDL-c cao hơn so với bệnh nhân có nồng độ HDL-c bình thường và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Đoàn Thị Kim Châu nghiên cứu trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa nhận thấy bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhóm có tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 27,6%, giảm HDL-c chiếm tỷ lệ 28,0% và cả 2 nhóm có tăng hoặc không
tăng triglycerid và giảm hay không giảm HDL-c đều có nguy cơ có MAU (+) như nhau (p > 0.05)[5]. Hồ Hữu Hóa nghiên cứu trên 116 bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhận thấy rằng bệnh nhân có MAU (+) tăng triglycerid chiếm tỷ lệ 55,0% và những bệnh nhân triglycerid tăng ≥ 2,3mmol/L có nguy cơ MAU (+) gấp 3 lần so với bệnh nhân triglycerid bình thường và những bệnh nhân giảm HDL-c chiếm tỷ lệ 42,0% thì có nguy cơ MAU (+) gấp 2,4 lần so với bệnh nhân có HDL-c bình thường (p < 0,05)[16]. Phan Văn Đức khảo sát MAU (+) trên 133 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy bệnh nhân MAU (+) tăng cholesterol 41,8%, tăng triglycerid là 44,4%, tăng LDL-c là 48,6% và giảm HDL-c là 46,5%[13].
Tác giả Latha palaniappan thấy rằng nhóm MAU (+) có mối liên quan với tăng triglycerid đối với nam giới nhưng không liên quan với nữ giới[51].
Võ Bảo Dũng nghiên cứu hs-CRP trên 45 bệnh nhân ĐTĐ type 2 kết quả cho thấy tăng cholesterol chiếm 40%, tăng triglycerid là 60%, tăng LDL-c là 73,33% và giảm HDL-c là 48,89%. Tác giả nhận thấy rằng không có sự liên quan giữa nồng độ hs-CRP với các thành phần mỡ máu (p > 0,05)[12].
HDL-c đóng vai trò như là yếu tố bảo vệ và ngăn cản tiến trình xơ vữa động mạch, HDL-c còn đưa các cholesterol ra khỏi tế bào, quá trình này làm giảm tối thiểu sự tập trung tế bào bọt ở thành mạch, ngoài ra HDL-c còn có chức năng chống oxy hóa có hiệu quả, có khả năng ức chế sự oxy hóa LDL-c, làm giảm hoạt động tiền viêm và sinh xơ vữa của LDL. Chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân có giảm HDL-c thì tỷ lệ MAU (+) là 40,0% và bệnh nhân không giảm HDL-c thì tỷ lệ MAU (+) là 30,2%. Với p > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ MAU (+) giữa bệnh nhân có giảm HDL-c và bệnh nhân HDL-c bình thường.
Tăng triglycerid và giảm HDL-c là 2 thành phần đóng vai trò chủ yếu của yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong nghiên
cứu tỷ lệ rối loạn mỡ máu khá cao. Tăng cùng lúc nhiều thành phần rối loạn mỡ máu trên người ĐTĐ type 2 sẽ gây nên các biến chứng tim mạch và bệnh thận. Vì vậy, cần thiết phải có chiến lược dự phòng và chẩn đoán sớm, điều trị rối loạn mỡ máu để hạn chế những biến chứng nguy hiễm cho bệnh nhân.