- Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng + Định lượng nồng độ glucose máu
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1.4. Đặc điểm theo nhóm bệnh
Từ bảng 3.4 nhận thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 đơn thuần chiếm tỷ lệ 15,4% và nhóm có bệnh phối hợp chiếm tỷ lệ 84,6%. Một số nghiên cứu khác cũng có nhận xét tương tự chúng tôi.
Phan Văn Đức nghiên cứu trên 133 bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhận thấy nhóm bệnh ĐTĐ type 2 đơn thuần chiếm tỷ lệ 21,1% và nhóm có bệnh phối hợp chiếm 78,9%[13].
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trang trên 328 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nhóm bệnh nhân chỉ có ĐTĐ chiếm tỷ lệ là 58,2% và nhóm có bệnh phối hợp chiếm 41,8%[31].
ĐTĐ type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc tính của bệnh là kéo dài và âm thầm, vì vậy khi được chẩn đoán thì phần lớn đã có biến chứng và bệnh phối hợp kèm theo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đặc điểm bệnh ĐTĐ type 2 là luôn có bệnh phối hợp đi kèm.
4.1.5. Đặc điểm chỉ số khối cơ thể và vòng bụng
Từ bảng 3.5 bệnh nhân có BMI > 23kg/m2 thì nam chiếm tỷ lệ 79,6%, nữ chiếm 75,0%, trung bình BMI là 24,93 ± 2,62kg/m2. Trong bảng 3.6 bệnh nhân nữ có tăng vòng bụng chiếm 80,0%, trong khi bệnh nhân nam có tăng vòng bụng là 42,6%. Trung bình vòng bụng ở nam là 89,80 ± 6,67cm và ở nữ là 84,86 ± 7,60cm. Như vậy bệnh nhân nữ có nguy cơ tăng vòng bụng hơn bệnh nhân nam. Các tác giả sau có nhận xét tương tự chúng tôi.
Võ Xuân Sang nghiên cứu trên 125 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì trung bình BMI là 24,02 ± 3,27kg/m2[25]. Trần Thị Ngọc Thư nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có trung bình BMI là 23,47 ± 2,90kg/m2[30]. Phan Văn Đức nghiên cứu trên 133 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì trung bình vòng bụng ở nam là 90,78 ± 8,37cm và trung bình vòng bụng ở nữ là 87,54 ± 8,2cm. Vòng bụng ở nam tăng chiếm tỷ lệ 52,5% và ở nữ tăng chiếm tỷ lệ 84,6%[13].
David F. Williamson nghiên cứu trên 487 bệnh nhân ĐTĐ type 2 nhận thấy tăng BMI làm gia tăng tỷ lệ mới mắc bệnh ĐTĐ type 2 và trong đó tỷ lệ béo phì chiếm hơn 90%. Các nghiên cứu ở một số nước châu Á cũng cho thấy trung bình BMI ở người ĐTĐ type 2 tăng trên 24kg/m2 ở người Nhật và ở người Malasysia là trên 25,9 kg/m2[41].
Chúng tôi nhận thấy rằng, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có tăng cân hoặc béo phì. Béo phì là một bệnh mãn tính và nguy cơ dẫn đến bệnh ĐTĐ type 2 và là yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương tim mạch xơ vữa và THA. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc tính khá phổ biến của bệnh ĐTĐ type 2 là thường có bệnh béo phì đi kèm.
4.1.6. Đặc điểm glucose máu và HbA1C
Từ bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy nồng độ trung bình glucose máu là 9,88 ± 2,81mmol/L (> 6mmol/L), nồng độ trung bình HbA1C là 8,50 ± 2,28% (> 7%). Phân tích nhận thấy nồng độ glucose máu tăng > 6mmol/L và HbA1C tăng trên 7% có thể do đa số bệnh nhân kiểm soát glucose máu kém. Đây là nguyên nhân làm cho nồng độ HbA1C tăng cao và là một trong những yếu tố dẫn đến biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ type 2. Nghiên cứu của các tác giả khác đều có kết quả tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi.
Trần Thị Ngọc Thư nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì nồng độ trung bình glucose máu là 10,54 ± 4,40mmol/L và nồng độ trung bình HbA1C là 8,58 ± 2,01%[30].
Phạm Thị Thu Trang nghiên cứu trên 328 bệnh nhân thì nồng độ trung bình glucose máu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 9,68 ± 4,68mmol/L và nồng độ trung bình HbA1C là 8,45 ± 2,28%[31].
Nguyên nhân kiểm soát glucose máu kém có thể do sự hiểu biết của bệnh nhân hạn chế và tuân thủ chế độ điều trị kém, quản lý bệnh nhân chưa tốt và điều kiện kinh tế còn hạn chế, phát hiện bệnh muộn và đã có nhiều biến chứng[2].
4.1.7. Đặc điểm rối loạn mỡ máu
Từ bảng 3.8 thấy rằng tăng trigycerid máu chiếm tỷ lệ cao nhất 67,0%, tăng LDL-c chiếm 60,8%, tăng cholesterol chiếm 44,3% và giảm HDL-c chiếm 7,7%. Kết quả phân tích triglycerid tăng cao nhất chứng tỏ bệnh nhân
kiểm soát chuyển hóa chưa tốt. Đặc điểm này có thể do rối loạn chuyển hoá glucose kèm theo rối loạn mỡ máu, làm biến đổi các lipoprotein, oxy hoá và glycat hoá các protein gây sản sinh các gốc tự do, thúc đẩy peroxid hoá mỡ máu và oxy hoá LDL-c. Biến đổi của các lipoprotein có liên quan đến kiểm soát glucose máu mạn tính là glycat hoá không enzyme, glycat hoá các apolipoprotein tất cả các lớp của lipoprotein lưu hành trong bệnh ĐTĐ[29]. Nghiên cứu của các tác giả khác cũng có kết quả tương đồng với chúng tôi.
Lê Văn Thành nghiên cứu trên 217 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tăng cholesterol chiếm tỷ lệ 59,9%, tăng triglycerid 40,1% và giảm HDL-c là 14,3%[27]. Nghiên cứu của Dzoãn Thị Tường Vi trên 2.358 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ tăng cholesterol chiếm 58,8%, triglycerid chiếm 62,4%, LDL-c chiếm 53,2% và tỷ lệ giảm HDL-c chiếm 42,9%[34]. Đoàn Thị Kim Châu nghiên cứu trên 105 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa nhận thấy nhóm ĐTĐ type 2 nồng độ trung bình của triglycerid tăng cao có thể do một số bệnh nhân rối loạn mỡ máu mang tính chất gia đình, số còn lại kết hợp với chế độ ăn chưa hợp lý[5]. Hồ Hữu Hóa nghiên cứu trên 116 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì thấy tỷ lệ rối loạn mỡ máu khá cao thường gặp nhất là tăng triglycerid 40,5% và tăng cholesterol toàn phần 38,7%[16].
Nghiên cứu thấy rằng tăng triglycerid với tăng cholesterol và giảm HDL-c là kiểu rối loạn điển hình thường gặp ở bệnh ĐTĐ type 2 được chẩn đoán muộn có nhiều rối loạn đi kèm và rối loạn mỡ máu là bệnh thường gặp. Có thể thấy rằng còn một tỷ lệ cao rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 chưa được kiểm soát hoặc kiểm soát chưa đạt mục tiêu.
4.2. TỶ LỆ ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG DƯƠNG TÍNH, NỒNG ĐỘ hs-CRP Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2