7. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Cảnh sắc thiên nhiên trong “Bến quê”
Khung cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả qua những chi tiết nào? Cách miêu tả đó có gì đặc biệt?
Miêu tả cảnh vật qua cái nhìn, cảm xúc của Nhĩ, tác giả có dụng ý gì?
Khung cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong những ngày nằm trên giƣờng bệnh, qua khung cửa sổ.
+ Cảnh vật thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nƣớc đỏ nhạt lúc vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.
+ Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận đƣợc bằng những cảm xúc tinh tế. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thƣa thớt nhƣng lại đậm sắc hơn; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông nhƣ rộng thêm ra; vòm trời nhƣ cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nƣớc lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trƣớc khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ da thịt, hơi thở của đất màu mỡ ”. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhƣng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tƣởng chừng nhƣ lần đầu tiên anh cảm nhận đƣợc tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Cảnh vật hiện qua cái nhìn chính là cách để tác giả thể hiện dòng suy nghĩ của nhân vật - có cả những cảm nhận, cả những trăn trở, tự đối thoại, cả cụ thể và khái quát vừa gợi lên hình tƣợng Bến quê, vừa dẫn đến những dòng tự ý thức của nhân vật Nhĩ về nghịch lý đáng tiếc của đời mình, về trạng thái sức khoẻ bi đát của mình... (“Ngoài cửa sổ ... tím thẫm như bóng tối”).
2.4.2. Hình tượng nhân vật
Nhân vật trung tâm của Bến quê là nhân vật Nhĩ thuộc kiểu nhân vật tƣ tƣởng là “loại nhân vật tập trung một tƣ tƣởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội”. Các nhân vật phụ cùng với nhân vật trung tâm đã thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng của nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm. Các nhân vật phụ là đối tƣợng nhận thức của Nhĩ, là hiện thân cho những vẻ đẹp bình thƣờng, giản dị, gần gũi, thân thuộc cùng với nhân vật chính nó biểu hiện những mối quan hệ của cuộc sống đời thƣờng. Đi vào tìm hiểu nhân vật giáo viên đã giúp học sinh đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật, các hiểu biết và nhìn nhận cuộc sống của nhà văn. Đồng thời tìm hiểu nhân vật còn giúp học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của hình tƣợng ấy, từ đó giúp học sinh khái quát đƣợc giá trị tác phẩm.
2.4.2.1. Nhân vật Nhĩ
Ngƣời đàn ông tên Nhĩ là ngƣời nhƣ thế nào? Ông lâm vào cảnh ngộ ra sao? Hình ảnh nào trong truyện nói lên cảnh ngộ ấy?
Ngƣời đàn ông tên Nhĩ là ngƣời từng trải “đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, lại có cảm nhận rất tinh tế về vẻ đẹp của đất trời và hay suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời và con ngƣời.
Ông lâm vào cảnh ngộ bi đát, nằm liệt giƣờng chờ chết. Hình ảnh những bông bằng lăng ngoài cửa sổ và “bờ đất lở” đã cho ta biết sự sống của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân vật Nhĩ đã vào những ngày cuối cùng: “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thƣa thớt…mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn”, “cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với cơm lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ”.
Trong tình cảnh sắp từ giã cõi đời, nhân vật Nhĩ đã có những chuyển biến gì trong tình cảm và trí tuệ? Ông đã chiêm nghiệm ra những quy luật gì của đời ngƣời?
- Trƣớc hết từ cuộc đời mình, ông nhận ra nghịch lý của đời ngƣời: quãng đời vừa qua, ông “đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà đến cuối đời, ông bị cột chặt vào giƣờng bệnh vì một căn bệnh quái ác. Ông không tự mình làm đƣợc việc gì mà phải nhờ ngƣời thân và trẻ con hàng xóm.
- Cảm xúc và suy nghĩ trƣớc vẻ đẹp thiên nhiên: chính vào buổi sáng hôm ấy, khi nhận ra vẻ đẹp và cảnh vật rất đỗi bình dị và gần gũi qua ô cửa sổ căn phòng, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp giã biệt cõi đời ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát vô vọng là đƣợc đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Điều ƣớc muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bình thƣờng, bền vững và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thƣờng bị ngƣời ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi kéo con ngƣời tìm đến. Sự thức nhận này chỉ đến đƣợc với ngƣời ta ở cái độ từng trải, với Nhĩ đó là lúc cuối đời, khi phải nằm liệt trên giƣờng bệnh, bởi thế đó là sự thức tỉnh có xen nỗi niềm ân hận và xót xa. Từ đó, ông chiêm nghiệm ra rằng: “ họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bên bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nhƣ một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cảm nhận của Nhĩ về Liên: Ở đây, Nhĩ cũng bắt gặp một nghịch lý. Ông sống với vợ gần cả cuộc đời, vậy mà đến những ngày cuối đời, ông mới thấu hiểu đƣợc tấm lòng và sự hi sinh cao cả của ngƣời vợ, mới thấu hiểu hết vẻ đẹp tâm hồn của vợ, mới thấm thía và biết ơn công lao trời biển của vợ.
“Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ mới cƣới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ
anh, Liên vẫn dang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ…Tuy vậy, cũng nhƣ cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xƣa”.
Cũng từ đó, Nhĩ lại chiêm nghiệm thêm một quy luật nữa ở đời ngƣời: “Sau nhiều tháng ngày bôn tẩu kiếm tìm... Nhĩ đã tìm thấy đƣợc nơi nƣơng tựa là gia đình trong những ngày này”.
- Câu chuyện của Nhĩ và cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật của đời ngƣời:
Vì biết rằng không bao giờ có thể đặt chân lên cái bãi bồi ấy nữa, nên Nhĩ đã nhờ con trai thực hiện giúp mình cái khao khát cuối đời của ông là thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ. Đứa con không hiểu ƣớc muốn của ngƣời cha, nên làm một cách miễn cƣỡng và rồi lại bị cuốn vào một trò chơi hấp, con trai anh lại sà vào một đám ngƣời chơi phá cờ thế trên hè phố, để rồi có thể lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày. Từ đó, ông chiêm nghiệm ra rằng: “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
Hành động của Nhĩ ở cuối truyện:
Ở cuối truyện tác giả đã kể rất cảm động về hành động và cử chỉ của Nhĩ qua cái nhìn của ông cụ giáo Khuyến: “anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô ngƣời ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y nhƣ đang khẩn thiết ra hiệu cho một ngƣời nào đó”có ngƣời hiểu hành động và cử chỉ cuối cùng đó của Nhĩ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhƣng hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi ngƣời về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đƣờng đời, để dứt ra khỏi nó, để hƣớng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
Có ngƣời lại hiểu rằng, hành động và cử chỉ của Nhĩ là nơi trăng trối của ông trƣớc khi từ giã cõi đời: cuộc sống quanh ta đẹp lắm! Xin vĩnh biệt mọi ngƣời!
2.4.2.2. Các nhân vật phụ
Bên cạnh nhân vật Nhĩ, trong truyện còn xuất hiện những nhân vật nào? Những nhân vật ấy xuất hiện nhằm mục đích gì?
Nhân vật phụ là “nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tƣ tƣởng và chủ đề tác phẩm”, “thƣờng gắn liền với những tình tiết, sự kiện, tƣ tƣởng có tính chất phụ trợ, bổ sung” nhƣng nó là “bộ phận không thể thiếu, đƣợc nhà văn miêu tả nhằm tạo nên một bức tranh đời sống thật hoàn chỉnh, độc đáo và sinh động cho tác phẩm”. Liên - vợ Nhĩ, Tuấn - con trai, cụ giáo Khuyến, lũ
trẻ quanh nhà là những nhân vật phụ trong Bến quê. Tuy chỉ là những nhân
vật phụ, chỉ đƣợc khắc họa qua một vài tình tiết nhƣng mỗi nhân vật có một cá tính, một đặc điểm riêng. Đó là những con ngƣời trong cuộc sống thƣờng nhật, là đối tƣợng nhận thức của Nhĩ trong những ngày tháng cuối đời đồng thời họ cũng là hiện thân cho vẻ đẹp giản dị, thân thuộc mà Nhĩ đang vƣơn tới.
Liên đƣợc hiện lên qua cái nhìn của nhân vật nào? Bên cạnh hình tƣợng Nhĩ, hình tƣợng Liên hiện lên trong tâm trí em những nét đẹp gì? Vẻ đẹp của Liên đƣợc hiện lên qua những chi tiết nào? Qua hình tƣợng nhân vật Liên, hãy cho biết Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện quan niệm, thái độ gì?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhân vật Liên - vợ Nhĩ đƣợc hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ + Hình dáng, cử chỉ: Những ngón tay gầy guộc âu yếm, vuốt ve bên vai chồng; đặt bàn tay vào sau phiến lƣng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ; tiếng bƣớc chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời ngƣời đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm
+ Lời nói: + Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh đƣợc
+ Có hề sao đâu... Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này
→ Tác giả chủ yếu muốn xây dựng một hình tƣợng nghệ thuật để ngƣời đọc cảm nhận về phẩm chất truyền thống, vẻ đẹp tiêu sơ, tần tảo, bình dị của những ngƣời vợ (những cảm nhận tinh tế, nhạy bén về tâm trạng của chồng, những ngón tay gầy guộc, tấm áo vá, những lời động viên an ủi chồng, dặn dò con, việc đi lại dọn dẹp, hãm thuốc, tiếng bƣớc chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời ngƣời đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm...)
Nhân vật Tuấn đƣợc hiện lên qua những chi tiết nào? Xây dựng hình ảnh nhân vật Tuấn, tác giả muốn gửi tới bạn đọc điều gì?
- Nhân vật Tuấn - con trai Nhĩ
+ Ham đọc sách (mắt cúi xuống một cuốn truyện dịch, trong tay vẫn cầm một cuốn sách dày cộp, gập đôi)
+ Giống bố (anh thấy càng lớn thằng con trai càng có nhiều nét giống anh) + Hờ hững trƣớc đề nghị sang bên kia sông của Nhĩ (anh con đáp bằng vẻ hờ hững; anh con trai cƣời)
+ Hành động: Miễn cƣỡng (anh trai miễn cƣỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành)
→ Suy nghĩ về cuộc đời. Sự lặp lại giữa các thế hệ, Tuấn chƣa có sự từng trải nên chƣa hiểu hết đƣợc những gì Nhĩ muốn Tuấn thực hiện, chƣa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biết trân trọng những giá trị bền vững mà gần gũi (khoảng cách giữa hai thế hệ). Thức tỉnh những giá trị gần gũi mà bền vững.
Ngoài những ngƣời thân bên trong gia đình Nhĩ, tác giả còn tập trung khắc họa những nhân vật nào? Họ đƣợc hiện lên qua những nét miêu tả ra sao? Tập trung miêu tả họ, tác giả có dụng ý gì?
- Ông giáo Khuyến và lũ trẻ hàng xóm:
+ Bọn trẻ: ● Bọn chúng xúm vào và rất nƣơng nhẹ
● Chúng giúp anh đặt một tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dƣới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lƣng
● Tất cả những ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nƣớc dƣa
+ Ông giáo Khuyến: Buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
→ Tình ngƣời ấp áp, yêu thƣơng nhau giản dị, đời thƣờng mà đầy tính nhân bản. Phải chăng gia đình và ngõ xóm là “bến quê” neo đậu của cuộc đời mỗi con ngƣời?
2.5. Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng hàm nghĩa
Trong tác phẩm Bến quê, tác giả Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm nhiều
băn khoăn trăn trở, nhiều ý tƣởng, thông điệp và những qua niệm nghệ thuật mới về con ngƣời.
Có thể nói từ việc quan sát, khám phá số phận mỗi cá nhân và các vấn đề xã hội trong cuộc sống thƣờng ngày; Nguyễn Minh Châu đã rút ra những triết lý có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: cuộc đời mỗi con ngƣời chứa đựng rất nhiều nghịch lý nhiều khi vƣợt ra ngoài những dự định ƣớc muốn của con ngƣời. Và con ngƣời ta trên đƣờng đời “thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những nhân vật trong Bến quê vừa gần gũi, bình dị, quen thuộc nhƣ bao ngƣời ta vẫn gặp trong đời thƣờng, lại vừa mang những ý nghĩa khái quát rộng lớn: một ngƣời cha bị cột chặt vào giƣờng bệnh để từ đó chiêm nghiệm ra bao lẽ đời, tình ngƣời; một ngƣời mẹ tần tảo, giàu lòng thƣơng yêu và đức hi sinh, một ngƣời con chăm chỉ nhƣng còn quá trẻ để hiểu đƣợc những giá trị bình dị mà cao đẹp ở đời, những ngƣời hàng xóm vô tƣ, tốt bụng… Qua đó, nhà văn giúp chúng ta hiểu hơn những nhọc nhằn, đƣợc mất, những vẻ đẹp giản dị, những giá trị giữa cuộc đời đầy bất trắc, đổi thay; để mỗi chúng ta nhận biết, biết quý trọng, nâng niu tình yêu, hạnh phúc, lòng nhân ái và có cách cƣ xử tốt đẹp với con ngƣời, tình yêu quê hƣơng chòm xóm, yêu những điều giản dị mà thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con ngƣời, góp phần hoàn thiện nhân cách. Từ đó nhà văn gieo vào lòng ngƣời đọc niềm tin và nghị lực để mỗi ngƣời vững bƣớc đi trong cuộc đời còn nhiều chông gai, thử thách, đau thƣơng.
Trong tác phẩm Bến quê tầng hàm nghĩa ẩn kín trong những hình ảnh nào? Chi tiết nào? Hình tƣợng nhân vật nào?
Qua việc khám phá tầng hình tƣợng (thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Nhĩ, các nhân vật phụ nhƣ Liên, Tuấn, lũ trẻ cùng ông giáo Khuyến và hình tƣợng thiên nhiên nơi bến sông), giáo viên hƣớng dẫn học sinh đi vào khám phá tầng hàm nghĩa của tác phẩm.
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông, ngƣời vợ hiền, lũ trẻ, ông giáo…là tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của đời sống trong những gì gần gũi, bình dị, thân thuộc,