7. Cấu trúc luận văn
3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Tuần 28 Tiết : 136-137
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: giúp học sinh nắm đƣợc:
- Vị trí ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc, nhất là những truyện ngắn của ông sau 1975.
- Cảm nhận đƣợc ý nghĩa của triết lý về cuộc đời con ngƣời mà tác giả gửi gắm trong truyện Bến quê.
- Thấy và phân tích đƣợc những đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tƣ, hình ảnh biểu tƣợng.
2. Về kĩ năng: Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích một truyện ngắn hiện đại mang nhiều lớp ý nghĩa.
- Kĩ năng phân tích tâm lý nhân vật. 3. Về tƣ tƣởng, thái độ.
- Giáo dục cho học sinh biết yêu quý trân trọng những giá trị gần gũi nhƣng thiêng liêng đối với bản thân mỗi con ngƣời nhƣ : gia đình, làng xóm, quê hƣơng…
- giáo dục học sinh biết thực hiện những ƣớc mơ, hoài bão của mình trong khi có thể. Đừng để những “vòng vèo, chùng chình” của cuộc đời ngăn trở để sau này phải hối hận .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
II. Chuẩn bị 1. Giáo viên
- Đọc tác phẩm và tƣ liệu tham khảo - Soạn giáo án
- Hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh
- Đọc tác phẩm và tƣ liệu tham khảo (có định hƣớng của giáo viên) - Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Soạn bài
III. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học 1. Phƣơng pháp
- Đọc, phân tích, bình giá
- Gợi mở, dẫn dắt, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi
- Hƣớng dẫn học sinh thảo luận một số vấn đề trọng tâm ẩn chứa tầng hàm nghĩa của bài.
2. Phƣơng tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 9, tập 2
- Tƣ liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu, tranh ảnh minh họa
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Minh Châu
Học sinh; Đọc phần tiểu dẫn Câu hỏi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Yêu cầu cần đạt:
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989). Quê Quỳnh Lƣu-Nghệ An - Là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại - Trang văn của ông giàu triết lý và đa nghĩa
2. Truyện ngắn Bến quê
Câu hỏi:
Nêu xuất xứ và vị trí của Bến quê trong sự nghiệp sáng tác của ông?
* Xuất xứ, vị trí:
- Tên truyện Bến quê đƣợc lấy làm tựa đề cho tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản 1985
- Truyện ngắn Bến quê là kết quả của một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn trăn trở tìm một hƣớng đi mới cho mình và cho văn học của một tấm lòng “chìm ngập nỗi lo âu lớn lao đầy khắc khoải của con ngƣời”.
II. Đọc hiểu văn bản Bến quê
1. Hƣớng dẫn học sinh đọc và xác định bố cục
* Hƣớng dẫn học sinh giọng đọc
Truyện đƣợc trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, trong cảnh ngộ đặc biệt.
- Khi đọc cần chú ý giọng trầm tƣ, suy ngẫm của ngƣời từng trải.
- Giọng đọc xúc động, đƣợm buồn, có cả sự ân hận và xót xa của một con ngƣời nhìn và hiện tại và quá khứ của mình ở cái điểm biết mình sắp phải giã từ cuộc đời.
- Khi đọc, cần chú ý diễn tả đƣợc những sắc thái của vẻ đẹp thiên nhiên đƣợc miêu tả với nhiều tính từ chỉ màu sắc đƣợc phân biệt tinh tế, không gian đƣợc miêu tả bằng đƣờng nét, màu sắc rất tạo hình và gợi cảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Bố cục Câu hỏi:
Qua mạch tâm trạng của nhân vật Nhĩ, hãy nhận xét về cấu tứ đƣợc xây dựng trong văn bản (Truyện ngắn đƣợc chia ra làm mấy đoạn? Mỗi đoạn ứng với thời điểm nào, cung bậc cảm xúc, tâm trạng nào của chủ thể trong chuyện?)
- Phần 1: Tâm trạng của Nhĩ khi ngồi để vợ con chăm sóc.
- Phần 2: Câu chuyện của vợ chồng Nhĩ “sau khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới”.
- Phần 3:Chuyện Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông.
- Phần 4 : Những hành động và suy nghĩ của Nhĩ sau khi con trai anh
rời khỏi nhà.
2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu các sự kiện và tóm tắt
a. Hệ thống sự kiện
Câu hỏi: Em hãy xác định hệ thống sự kiện trong tác phẩm? Yêu cầu cần đạt:
Sự kiện 1: Nhĩ nhìn ra cửa sổ ngắm hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng sớm và bãi bồi bên kia sông Hồng.
Sự kiện 2: Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ.
Sự kiện 3: Nhĩ sai con trai đi sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình, nhƣng con trai anh lại sà vào một đám ngƣời chơi phá cờ thế trên hè phố.
Sự kiện 4: Lũ trẻ con hàng xóm sang giúp Nhĩ trở ngƣời dậy.
Sự kiện 5: Nhĩ lại nghĩ đến ngƣời vợ, thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của vợ. Sự kiện 6: Ông giáo Khuyến sang thăm, hoảng hốt trƣớc vẻ mặt bất thƣờng của Nhĩ và Nhĩ cố đu ngƣời ra ngoài, “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Tóm tắt Câu hỏi:
Đã đọc kĩ văn bản Bến quê ở nhà, hãy cho biết: Bến quê kể về điều gì? Những điều đó đƣợc nhìn và cảm nhận qua đôi mắt và tâm trạng của nhân vật nào? Ánh nhìn và tâm trạng của chủ thế về những vấn đề ấy?
Yêu cầu cần đạt:
Bến quê kể về ngƣời đàn ông “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ”, nhƣng cái bãi bồi bên kia sông Hồng, sát bến đò ngang gần nhà mình lại chƣa hề đặt chân tới. Cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo nằm liệt trên giƣờng, phải trông cậy vào vợ con và hàng xóm chăm sóc. Trong những ngày cuối đời, nằm trên giƣờng bệnh, ngƣời đàn ông đó mới chiêm nghiệm ra bao điều: cuộc sống và số phận con ngƣời chứa đầy những điều bất thƣờng, nghịch lý, ngẫu nhiên, vƣợt ra ngoài những dự định và ƣớc muốn, cả những hiểu biết toan tính khôn ngoan; “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”; thức tỉnh vẻ đẹp của đời sống ở những cái bình dị, gần gũi, thân thuộc nhƣ một “bến quê”, nhƣ bãi bồi bên kia sông Hồng; thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời vợ “vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo, chịu đựng, hi sinh từ bao đời xƣa”.
3. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tác phẩm 3.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện
Câu hỏi: Trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống đầy nghịch lý từ cảnh ngộ của nhân vật Nhĩ. Hãy cho biết tình huống ấy và tác dụng của nó đối với việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ để tƣ tƣởng của tác phẩm?
Yêu cầu cần đạt: Truyện xoay quanh hai tình huống chính - một tình huống để có truyện và một tình huống trong truyện
- Tình huống 1: Tình huống nghịch lý - Nhĩ làm công việc cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giƣờng bệnh và hành hạ nhƣ thế hàng năm trời
- Tình huống 2: Tình huống nhận thức - Khi Nhĩ phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay trƣớc cửa sổ nhà mình, nhƣng anh biết sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất đó. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện khao khát đó, nhƣng cậu lại sa ngay vào một đám chơi cờ trên hè phố. Từ đó Nhĩ có những suy ngẫm mang tính chiêm nghiệm, tổng kết của cả đời ngƣời.
Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý trên, tác giả muốn lƣu ý ngƣời đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con ngƣời chứa đầy những điều bất thƣờng, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vƣợt ra ngoài những dự định và ƣớc muốn, cả những hiểu biết và toan tính của ngƣời ta. Nhƣng ý nghĩa tổng kết trong truyện không dừng lại ở chỗ đó. Nó còn mở ra một nội dung triết lý nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời ngƣời, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi nhƣ cái bãi bồi bên kia sông hay ngƣời vợ tần tảo, giàu tình yêu và giàu đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận đƣợc thấm thía.
3.2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu khung cảnh thiên nhiên trong
Bến quê.
Câu hỏi:
Khi đọc đoạn miêu tả thiên nhiên, có ngƣời liên tƣởng đến một bức tranh đầy màu sắc với cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua cách sử dụng ngôn từ cũng nhƣ câu văn, hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách liên tƣởng trên ?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Yêu cầu cần đạt:
Khung cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong những ngày nằm trên giƣờng bệnh, qua khung cửa sổ.
+ Cảnh vật thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nƣớc đỏ nhạt lúc vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.
+ Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà chỉ có thể cảm nhận đƣợc bằng những cảm xúc tinh tế. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thƣa thớt nhƣng lại đậm sắc hơn; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông nhƣ rộng thêm ra; vòm trời nhƣ cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nƣớc lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trƣớc khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá nhƣ da thịt, hơi thở của đất màu mỡ ”. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhƣng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tƣởng chừng nhƣ lần đầu tiên anh cảm nhận đƣợc tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, kết hợp với biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên.
Cảnh vật hiện qua cái nhìn chính là cách để tác giả thể hiện dòng suy nghĩ của nhân vật - có cả những cảm nhận, cả những trăn trở, tự đối thoại, cả cụ thể và khái quát vừa gợi lên hình tƣợng Bến quê, vừa dẫn đến những dòng tự ý thức của nhân vật Nhĩ về nghịch lý đáng tiếc của đời mình, về trạng thái sức khoẻ bi đát của mình... (“Ngoài cửa sổ ... tím thẫm như bóng tối”).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật trong Bến quê
3.3.1. Nhân vật Nhĩ * Cảnh ngộ của Nhĩ
Câu hỏi:
Nhân vật Nhĩ là ngƣời nhƣ thế nào? Nhĩ lâm vào cảnh ngộ ra sao? Hình ảnh nào trong truyện nói lên cảnh ngộ của Nhĩ?
Yêu cầu cần đạt:
Nhân vật Nhĩ là một ngƣời từng trải, “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, lại có những cảm nhận rất tinh tế về vẻ đẹp của đất trời và hay chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời, con ngƣời.
Ông lâm vào cảnh ngộ bi đát: nằm liệt giƣờng, chờ chết. Hình ảnh những bông bằng lăng ngoài cửa sổ và “bờ đất lở” đã cho ta biết sự sống của nhân vật ở vào những ngày cuối cùng: “ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thƣa thớt…mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn…”, “cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này và đêm đêm cùng với cơn lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ…”
* Niềm khao khát đƣợc đặt chân lên bãi bồi bên kia sông
Câu hỏi:
Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên (bãi bồi bên kia sông, ngay trƣớc khung cửa sổ nhà mình), Nhĩ mong ƣớc gì?
Điều ƣớc muốn ấy của Nhĩ có ý nghĩa ra sao? Từ đó, tâm trạng của Nhĩ nhƣ thế nào?
Yêu cầu cần đạt:
Trƣớc vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, ngay trƣớc khung cửa sổ, đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, ở Nhĩ bừng dậy một niềm khao khát mãnh vô vọng là đƣợc đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông.
Điều ƣớc muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thƣờng mà sâu xa của cuộc sống - những giá trị thƣờng bị bỏ qua, lãng quên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời lôi cuốn con ngƣời ta tìm đến. Sự thức nhận này chỉ đến đƣợc với ngƣời ta ở cái độ từng trải, với Nhĩ đó là lúc cuối đời phải nằm liệt giƣờng bệnh.
→ Tâm trạng Nhĩ có sự thức tỉnh, đan xen với niềm ân hận và nỗi xót xa : “họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.
* Câu chuyện của Nhĩ với ngƣời con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật của đời ngƣời
Câu hỏi:
Không thể thực hiện đƣợc cái điều mình mong ƣớc, Nhĩ đã nhờ con trai mình là Tuấn thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ.
Ở đây, Nhĩ đƣợc hiện lên qua những chi tiết nào?
Những chi tiết ấy nói lên đƣợc điều gì trong con ngƣời Nhĩ?
Nhƣng trƣớc những mong ƣớc đó, Nhĩ đã gặp phải thực tế ra sao? Từ đó Nhĩ đã chiêm nghiệm gì về cuộc đời?
Yêu cầu cần đạt:
Nhĩ đƣợc hiện lên qua vài chi tiết miêu tả và qua ngôn ngữ đối thoại với Tuấn.
+ Chi tiết miêu tả: Ngƣời cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cai điều mình ham muốn cuối cùng của đời mình. Nhĩ có vẻ ngƣợng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ƣ kì quặc. Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến.
+ Ngôn ngữ đối thoại: - Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố.
- chẳng để làm gì cả… - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh hay ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hay là thế này nhé…- Con cầm đi mấy đồng
bạc xem bên ấy có hàng quán ngƣời ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.