Những kết luận rút ra từ việc khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4.Những kết luận rút ra từ việc khảo sát thực trạng

Nhƣ vậy, qua việc khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đã có nhiều cố gắng, tự giác, tích cực trong việc tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, tác phẩm chứa tầng hàm nghĩa là những triết lý, chiêm nghiệm sâu xa về con ngƣời, về cuộc đời, về những giá trị bình dị nhất mà thiêng liêng cao cả. Những chiêm nghiệm ấy so với lứa tuổi các em - chƣa có sự từng trải nên việc tiếp nhận là vô cùng khó khăn, nhiều khi mang tính chất áp đặt. Giáo viên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những phƣơng pháp dạy học mới phù hợp với lứa tuổi các em để các em có thể nắm bắt đƣợc tác phẩm một cách tự nhiên, và đạt hiệu quả cao nhất cả về nội dung và hình thức nghệ thuật

của tác phẩm. Nhƣng dƣờng nhƣ việc dạy và học tác phẩm Bến quê - một tác

phẩm rất hay và có ý nghĩa đối với học sinh lại chƣa đạt đƣợc những hiệu quả nhƣ mong đợi. Do đó, thực hiện Luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ tìm ra đƣợc con đƣờng tiếp cận tác phẩm một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học .

Tiểu kết chƣơng 1

Nhƣ vậy, chƣơng 1 chúng tôi đã trình bày và làm sáng tỏ cơ sở lý luận

cũng nhƣ cơ sở thực tiễn của việc dạy học tác phẩm Bến quê bằng con đƣờng

dẫn dắt học sinh đọc hiểu qua ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học . Về mặt lý luận, chúng tôi đã trình bày

1. Về bản chất của văn học có thể nói, trong sự vận động của nó, văn chƣơng luôn đứng trên một cái “thế chân kiềng” tƣ tƣởng - nghệ thuật - ngôn từ và đòi hỏi ngƣời sáng tác cũng nhƣ ngƣời nghiên cứu có cách khai thác có hiệu quả nhất các mặt bản chất đó, tùy theo yêu cầu của thời đại và tài năng, sở trƣờng của mỗi ngƣời.

2. Về cấu trúc văn bản văn học: cấu trúc của văn bản văn học gồm ba tầng tầng ngôn ngữ, tầng hình tƣợng và tầng hàm nghĩa. Từ tầng ngôn ngữ và tầng hiện tƣợng của văn bản văn học, tầng hàm ý mới là nội dung, thực chất, hạt nhân, linh hồn của văn bản văn học. Tầng hàm ý là ý thức thẩm mĩ ẩn tàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong hệ thống hình tƣợng của tầng hiện tƣợng. Văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là một sáng tạo tinh thần của nhà văn. Tƣ tƣởng, tình cảm, những trải nghiệm trƣờng đời sâu sắc là những điều không thể thiếu trong những tác phẩm lớn. Và nếu không có tƣ tƣởng, tình cảm đúng, không đồng cảm với niềm vui và nỗi đau của con ngƣời, ngƣời đọc cũng khó có thể hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp của văn bản văn học.

Về mặt thực tiễn

Qua quá trình điều tra, khảo sát, chúng tôi đã đi tìm hiểu những khó khăn của giáo viên cũng nhƣ học sinh trong quá trình dạy và học tác phẩm

Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, để từ đó có cơ sở tìm ra phƣơng án dạy học tác phẩm Bến quê một cách có hiệu quả nhất phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi mạnh dạn áp dụng lý

thuyết về cấu trúc văn bản văn học vào dạy tác phẩm Bến quê nhằm đạt đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC BẾN QUÊ CHO HỌC SINH LỚP 9

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 41 - 44)