7. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ sau 1975
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại nƣớc nhà. Sự nghiệp văn chƣơng của ông là tấm gƣơng phản chiếu quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thực trong cuộc sống, ông luôn mong muốn: “Đi tìm chất ngọc ẩn trong bề sâu tâm hồn con ngƣời”. Bây giờ có khoảng cách thời gian, chúng ta có thể bình tĩnh hơn, để thấu hiểu và thông cảm với những suy tƣ, trăn trở của ông, thể hiện sự thôi thúc bên trong đối với quá trình sáng tạo tiếp theo của ông. Đó là khát vọng có những tác phẩm có giá trị cao hơn nữa thể hiện sâu sắc những quan niệm nhân sinh, thế sự của một con ngƣời đã thu nhận đƣợc một số vốn liếng phong phú về kinh nghiệm, về nhận thức và về thực tiễn.
Nếu nhìn từ phƣơng diện cảm hứng chủ đạo, có thể thấy những sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu đƣợc thể hiện theo hai mạch chính: Cảm hứng anh hùng cách mạng nổi bật trong các tác phẩm giai đoạn trƣớc 1975 và cảm hứng về “nỗi lo âu sao mà lớn lao đầy khắc khoải về con ngƣời” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu trong truyện vừa Mùa trái cóc ở Miền Nam) xuyên suốt nhiều sáng tác của ông sau 1975. Ở mạch thứ hai này, nhà văn thƣờng dụng công khai thác đề tài cuộc đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi, phục thiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con ngƣời bên trong con ngƣời” (Bakhtin).
Nguyễn Minh Châu đã sớm ý thức đƣợc phải đổi mới tƣ duy văn học và âm thầm tự đổi mới và tự tìm hƣớng đi cho chính mình với một loạt truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngắn đậm chất thế sự đời tƣ nhƣ: Bức tranh, Cỏ Lau và Bến quê…những tác
phẩm của ông giai đoạn đổi mới này giản dị mà chứa chiều sâu nhân bản. Tâm điểm khám phá nghệ thuật của ông là những con ngƣời bình thƣờng trong cuộc sống mƣu sinh và trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Có những nhân vật đến cuối đời mới nhận ra những vẻ đẹp bình dị ngay bên cạnh mà lâu nay mình vẫn mải miết kiếm tìm. Đặc biệt những năm cuối đời, dòng mạch văn chƣơng của ông xót xa trầm lắng trong bến bờ sâu thẳm của nó - nơi ông hàng ám ảnh và manh nha tìm kiếm vấn đề số phận con ngƣời.
Thành công của Nguyễn Minh Châu khẳng định sự cần thiết phải đổi mới sự tự phát truyền thống và thi pháp nghệ thuật của thế kỉ XIX đang trở thành lực lƣợng kìm hãm văn xuôi hiện đại Việt Nam tiếp cận hiện thực đời sống ở một giai đoạn xã hội đầy biến động phức tạp. Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, mạch suy tƣởng, triết lý tràn vào mạch trần thuật, mạch kể nhiều khi phải đuổi theo mạch tả, dùng sự kiện hồi cố lấn át dòng sự kiện tiến trình cốt truyện…làm cho khung cốt truyện ngày càng giống khuynh hƣớng nới lỏng. Đặc biệt, trong nhiều trƣờng hợp, sáng tác của Nguyễn Minh Châu có khuynh hƣớng giải phóng cho nhân vật văn học thoát ra khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy. Phù hợp với mục đích luận đề của những tác phẩm đƣợc viết trong thời gian sau những năm 80, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhiều nhân vật tƣ tƣởng. Nghĩa là nhân vật ấy ấy chỉ thể hiện một tƣ tƣởng, một ý thức chứ không liên quan gì tới câu chuyện tính cách (nhân vật “tôi” trong Bức tranh, Nhĩ trong Bến quê). Lại có nhiều nhân vật đƣợc Nguyễn Minh Châu sử dụng nhƣ một phƣơng tiện thể hiện trực tiếp một dạng tồn tại, một hình thái đời sống (lão Khúng trong Khách ở quê ra). Ngòi bút của ông luôn hƣớng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tƣ tƣởng, tình cảm, tâm lý để nắm bắt cái con ngƣời đích thực ở trong con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đánh giá về những tác phẩm của ông đƣợc viết vào đầu những năm của thập kỉ 80 nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đƣờng tinh anh và tài năng nhất của văn học nƣớc ta thời kì sau 1975”. Ngƣời ta dã nói rất nhiều về những đóng góp của Nguyễn Minh Châu đối với những đổi mới của văn học trong những năm sau 1975. Có lẽ, cống hiến lớn nhất ở ông là sự thức tỉnh một ý thức mới, đúng đắn hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá về con ngƣời, về những đổi mới trong phƣơng thức biểu đạt. Những gì ông nêu ra cho văn học cả bằng những suy nghĩ đầy tâm huyết hay những tác phẩm mang ý nghĩa mở đƣờng trong những năm tháng ấy mới hiểu đƣợc cả cái tâm lẫn cái tài của ông đối với văn chƣơng. Cả niềm tin của ông đối với con ngƣời lẫn với những âu lo về những gì mà con ngƣời còn thiếu hụt hoặc những cái xấu, cái ác mà ông lên án suốt đời cầm bút.
Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chƣơng và cuộc đời bằng con đƣờng riêng của mình. Nhƣng Nguyễn Minh Châu lại thể hiện cho chúng ta bài học có ý nghĩa chung nhất: tƣ duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vƣợt ra ngoài các quy luật của chân - thiện - mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dƣơng nhân bản mênh mông. Các tác phẩm của ông trong mấy thập kỉ qua đã thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và khách quan của các nhà phê bình và nghiên cứu trong nƣớc.