Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê”

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê”

(Qua ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình văn học)

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê.

Trong Ấn tượng Bến quê của Nguyễn Trọng Hoàn - tác giả đã có những

nhận xét về nghệ thuật của truyện “có những sự thực vẫn tồn tại nhƣ một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con ngƣời “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” khi lâm bệnh nặng không thể đi nữa mới chợt nhận ra “một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chƣa hề đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trƣớc cửa sổ nhà mình”….Nghịch lý ấy nói lên một sự thật là: có khi, cái ngƣời ta mơ ƣớc khao khát, cái mà ngƣời ta không thể có không phải là điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sức nhỏ bé, thƣờng tình. Ngƣời ta vƣơn tới chính những giá trị bình dị. …Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tƣợng… Với ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật này” [9,141]. Về phƣơng diện nội dung tác giả viết “trong sự lo lắng, khắc khoải vốn thƣờng trực của một ngƣời đang sống những giờ phút cuối cùng, Nhĩ đã ngẫm ra “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”…Liên nhƣ hiện thân của Bến quê mà Nhĩ đã từng không nhận ra. Nhĩ nhìn thấy tấm áo vá của vợ khi anh đã nhận thức đƣợc những giá trị của cái gần gũi, bình dị…. Bên này là thị thành, bên kia là bến quê. Bên này là chông chênh xói lở, bên kia vững vàng bồi đắp. Sự tƣơng phản này nhƣ một lời cảnh tỉnh về nhận thức, ý thức giữ gìn những giá trị bình dị, vẻ đẹp của cái thân tình, gần gũi, để ngƣời ta không thảng thốt bởi “những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ”. Nhĩ không muốn con trai mình lặp lại con đƣờng tới những giá trị đích thực nhƣ anh đã phải trải qua..” [9,142]

Còn Trần Đình Sử với “Bến quê, một phong cách trần thuật giàu chất

triết lý” đã viết “Đặc sắc của Bến quê, chủ yếu là sự thể nghiệm một hƣớng trần thuật có chiều sâu…Bến quê là chiêm nghiệm có tính chất đời ngƣời. Phải đến khi ốm liệt giƣờng Nhĩ mới nhận ra “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”…Ba hƣớng khái quát của Nguyễn Minh Châu - chiêm nghiệm những chân lý đời sống, khái quát những tính cách, phát hiện vấn đề của tồn tại xã hội, đều có ý nghĩa quan trọng nhƣ nhau” [9]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lê Văn Tùng cũng đã đƣa ra những nhận xét xác đáng của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của Bến quê trong bài viết “Không gian Bến quê và một sự thức nhận đau đớn sáng ngời của con người” nhân Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu - Hội Văn nghệ Nghệ An “Đây là một truyện ngắn có thi pháp độc đáo, chất chứa một dung lƣợng nghệ thuật vƣợt tầm cái bến…quê….Yếu tố thi pháp nổi nhất trong truyện này là không gian nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác mó nhƣ một hình thức của quan niệm, của tƣ tƣởng. Các yếu tố khác của thi pháp nhƣ thời gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật,…là các yếu tố cộng hƣởng tạo một không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần, văn hóa của nhân vật chính: anh Nhĩ…Bến sông là một không gian ƣớc lệ, tƣợng trƣng trong truyền thống văn học. Ở đây, Nguyễn Minh Châu không dựng một không gian bến sông chung nào đó….nó là tất cả những phát hiện ấm áp tình ngƣời, tình đời của nhân vật trƣớc những gì thân quen nhất, thƣơng yêu nhất (ngƣời vợ), những gì hồn nhiên, gần gũi nhất (bầy trẻ và ông lão láng giềng) …Không gian bến quê, vì vậy, là một không gian tƣ tƣởng mang quan niệm độc đáo của nhà văn về bƣớc nhận thức của đƣờng đời. Không gian Bến quê theo ý nghĩa đó, là một sự nhận thức sáng ngời của nhân vật về đƣờng đời và cuộc sống..” [9]

Nhƣ vậy, qua những bài viết, nhận xét của các nhà phê bình, nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra đƣợc những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của

tác phẩm “Bến quê”.

* Về phƣơng diện nội dung

- Cuộc sống và số phận con ngƣời thƣờng chứa đầy những nghịch lý, những ngẫu nhiên vƣợt ra ngoài những dự định, ƣớc muốn và “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bởi vậy, trong cuộc đời cần biết trân trọng những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, thân thuộc ở quanh ta nhƣ bến quê, bãi bồi bên sông, ngƣời vợ hiền, lũ trẻ hàng xóm,…để khỏi phải ân hận, xót xa khi sắp phải từ giã cuộc đời.

* Về đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

- Nghệ thuật xây dựng và khắc họa chân dung nhân vật - Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa hàm súc sâu xa - Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tƣ, phù hợp với nhận thức

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 46 - 49)