Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 67 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

- Chọn trƣờng thực nghiệm

Chọn trƣờng có chất lƣợng dạy học, nề nếp khá tốt. Điều kiện vật chất và thiết bị dạy học cũng trong điều kiện chung của các trƣờng hiện nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi tiến hành điều tra qua dự giờ, qua giáo viên chủ nhiệm và qua giáo viên bộ môn ngữ văn về số lƣợng và chất lƣợng học sinh các lớp để lựa chọn các lớp thực nghiệm. Để đảm bảo tính khách quan và tính phổ biếm của các mẫu thực nghiệm, chúng tôi chọn học sinh của khối lớp 9 có học lực trung bình khá trong trƣờng về các môn khoa học xã hội. Ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sĩ số và học lực tƣơng đƣơng nhau

Cụ thể Trƣờng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp số Giáo viên Lớp số Giáo viên

THCS Đồng Bẩm 9A 44 Nguyễn Trà My 9B 45 Vƣơng Thị Sinh

THCS Túc Duyên 9A 45 Nguyễn Minh Nguyệt 9B 45 Nguyễn Thị Hƣơng

- Chọn giáo viên thực nghiệm

Chúng tôi lựa chọn giáo viên tham gia dạy thực nghiệm là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, đã nắm vững chƣơng trình ngữ văn trung học cơ sở và đƣợc tổ bộ môn đánh giá năng lực chuyên môn thấp nhất là trung bình khá. Đối tƣợng giáo viên nhƣ vậy là tƣơng đối phù hợp để nắm bắt đƣợc những nội dung cơ bản, nhiệm vụ, yêu cầu của thực nghiệm sƣ phạm trong thời gian có hạn.

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

Địa bàn thực nghiệm đƣợc lựa chọn để triển khai thực nghiệm là hai trƣờng thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên” (1) trƣờng Trung học cơ sở Đồng Bẩm, (2) trƣờng trung học cơ sở Túc Duyên. Nhìn chung, hai trƣờng có nề nếp và truyền thống học tập khá vững vàng; hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp tối thiểu là 5 năm, năng lực giảng dạy tốt; đƣợc nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành soạn giảng tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong sách giáo khoa ngữ văn 9, tập hai bằng con đƣờng dẫn dắt học sinh đọc hiểu qua ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học. Với tiết dạy chúng tôi cố gắng thực hiện.

Dạy đúng tiến trình và tinh thần của giáo án, tuyệt đối không đảo lộn thứ tự trong tiết dạy.

Chú ý theo dõi, quan sát, bao quát những cử chỉ, thái độ, tâm lý của học sinh để nắm bắt kịp thời các diễn biến diễn ra trong giai đoạn tiếp theo.

Tạo không khí sƣ phạm vui vẻ nhẹ nhàng, tôn trọng, động viên, khích lệ kịp thời để học sinh hứng thú, tự tin, tích cực xây dựng bài.

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm

* Phƣơng pháp điều tra cơ bản: Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm

sƣ phạm, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp thăm quan thực tế, trao đổi phỏng vấn với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, dùng phiếu trắc nghiệm, kiểm tra…Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và chuẩn bị những thông tin, điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thực nghiệm.

* Phƣơng pháp thu thập những thông tin làm căn cứ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Quan sát giờ học: Các giờ học thực nghiệm và đối chứng đều đƣợc chúng tôi dự và ghi nhận đầy đủ hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đối chứng so sánh phƣơng pháp dạy học Bến quê theo hƣớng hƣớng dẫn học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khám phá tầng hàm nghĩa ở lớp thực nghiệm và phƣơng pháp dạy học truyện ngắn Bến quê truyền thống ở lớp đối chứng về những tiêu chí cơ bản sau:

Sự chủ động, tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập

Sự phát triển tƣ duy, khả năng tiếp nhận tầng hàm nghĩa trong quá trình học tập.

- Tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lƣợng nắm vững kiến thức và mức độ bền vững của những kiến thức mà học sinh nắm đƣợc thông qua bài kiểm tra sau giờ học. Đề kiểm tra đƣợc xây dựng theo định hƣớng đổi mới, đánh giá của bộ giáo dục và đào tạo. Việc kiểm tra này đƣợc tiến hành ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm trong cùng một thời gian.

- Sau mỗi tiết học chúng tôi trao đổi với giáo viên cộng tác và học sinh để cùng nhau rút kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh giáo án cho phù hợp với thực tế .

3.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm

Để việc thực nghiệm diễn ra hiệu quả và mang lại kết quả có tính khách quan, chúng tôi tiến hành các hoạt động nhƣ sau:

Mỗi bài dạy sẽ đƣợc tiến hành đồng thời ở cả hai lớp - một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm chúng tôi xây dựng giáo án riêng biệt với việc giảng

dạy truyện ngắn Bến quê theo theo con đƣờng dẫn dắt học sinh đọc hiểu qua

ba tầng cấu trúc của văn bản.

Ở lớp đối chứng, giáo viên tự chuẩn bị giáo án và triển khai bài học theo ý định của mình.

Sau tiết học, học sinh ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài kiểm tra 30 phút để đánh giá năng lực tiếp thu, cảm nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Tuần 28 Tiết : 136-137

Bến quê

Nguyễn Minh Châu

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức: giúp học sinh nắm đƣợc:

- Vị trí ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc, nhất là những truyện ngắn của ông sau 1975.

- Cảm nhận đƣợc ý nghĩa của triết lý về cuộc đời con ngƣời mà tác giả gửi gắm trong truyện Bến quê.

- Thấy và phân tích đƣợc những đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tƣ, hình ảnh biểu tƣợng.

2. Về kĩ năng: Rèn cho học sinh:

- Kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích một truyện ngắn hiện đại mang nhiều lớp ý nghĩa.

- Kĩ năng phân tích tâm lý nhân vật. 3. Về tƣ tƣởng, thái độ.

- Giáo dục cho học sinh biết yêu quý trân trọng những giá trị gần gũi nhƣng thiêng liêng đối với bản thân mỗi con ngƣời nhƣ : gia đình, làng xóm, quê hƣơng…

- giáo dục học sinh biết thực hiện những ƣớc mơ, hoài bão của mình trong khi có thể. Đừng để những “vòng vèo, chùng chình” của cuộc đời ngăn trở để sau này phải hối hận .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Đọc tác phẩm và tƣ liệu tham khảo - Soạn giáo án

- Hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài

2. Học sinh

- Đọc tác phẩm và tƣ liệu tham khảo (có định hƣớng của giáo viên) - Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

- Soạn bài

III. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học 1. Phƣơng pháp

- Đọc, phân tích, bình giá

- Gợi mở, dẫn dắt, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi

- Hƣớng dẫn học sinh thảo luận một số vấn đề trọng tâm ẩn chứa tầng hàm nghĩa của bài.

2. Phƣơng tiện

- Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 9, tập 2

- Tƣ liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu, tranh ảnh minh họa

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu

Học sinh; Đọc phần tiểu dẫn Câu hỏi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu cần đạt:

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989). Quê Quỳnh Lƣu-Nghệ An - Là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại - Trang văn của ông giàu triết lý và đa nghĩa

2. Truyện ngắn Bến quê

Câu hỏi:

Nêu xuất xứ và vị trí của Bến quê trong sự nghiệp sáng tác của ông?

* Xuất xứ, vị trí:

- Tên truyện Bến quê đƣợc lấy làm tựa đề cho tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản 1985

- Truyện ngắn Bến quê là kết quả của một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn trăn trở tìm một hƣớng đi mới cho mình và cho văn học của một tấm lòng “chìm ngập nỗi lo âu lớn lao đầy khắc khoải của con ngƣời”.

II. Đọc hiểu văn bản Bến quê

1. Hƣớng dẫn học sinh đọc và xác định bố cục

* Hƣớng dẫn học sinh giọng đọc

Truyện đƣợc trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, trong cảnh ngộ đặc biệt.

- Khi đọc cần chú ý giọng trầm tƣ, suy ngẫm của ngƣời từng trải.

- Giọng đọc xúc động, đƣợm buồn, có cả sự ân hận và xót xa của một con ngƣời nhìn và hiện tại và quá khứ của mình ở cái điểm biết mình sắp phải giã từ cuộc đời.

- Khi đọc, cần chú ý diễn tả đƣợc những sắc thái của vẻ đẹp thiên nhiên đƣợc miêu tả với nhiều tính từ chỉ màu sắc đƣợc phân biệt tinh tế, không gian đƣợc miêu tả bằng đƣờng nét, màu sắc rất tạo hình và gợi cảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Bố cục Câu hỏi:

Qua mạch tâm trạng của nhân vật Nhĩ, hãy nhận xét về cấu tứ đƣợc xây dựng trong văn bản (Truyện ngắn đƣợc chia ra làm mấy đoạn? Mỗi đoạn ứng với thời điểm nào, cung bậc cảm xúc, tâm trạng nào của chủ thể trong chuyện?)

- Phần 1: Tâm trạng của Nhĩ khi ngồi để vợ con chăm sóc.

- Phần 2: Câu chuyện của vợ chồng Nhĩ “sau khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới”.

- Phần 3:Chuyện Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông.

- Phần 4 : Những hành động và suy nghĩ của Nhĩ sau khi con trai anh

rời khỏi nhà.

2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu các sự kiện và tóm tắt

a. Hệ thống sự kiện

Câu hỏi: Em hãy xác định hệ thống sự kiện trong tác phẩm? Yêu cầu cần đạt:

Sự kiện 1: Nhĩ nhìn ra cửa sổ ngắm hàng cây bằng lăng, con sông Hồng trong nắng sớm và bãi bồi bên kia sông Hồng.

Sự kiện 2: Nhĩ trò chuyện với vợ, bày tỏ lòng biết ơn vợ.

Sự kiện 3: Nhĩ sai con trai đi sang bãi bồi bên kia sông Hồng thay mình, nhƣng con trai anh lại sà vào một đám ngƣời chơi phá cờ thế trên hè phố.

Sự kiện 4: Lũ trẻ con hàng xóm sang giúp Nhĩ trở ngƣời dậy.

Sự kiện 5: Nhĩ lại nghĩ đến ngƣời vợ, thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của vợ. Sự kiện 6: Ông giáo Khuyến sang thăm, hoảng hốt trƣớc vẻ mặt bất thƣờng của Nhĩ và Nhĩ cố đu ngƣời ra ngoài, “giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Tóm tắt Câu hỏi:

Đã đọc kĩ văn bản Bến quê ở nhà, hãy cho biết: Bến quê kể về điều gì? Những điều đó đƣợc nhìn và cảm nhận qua đôi mắt và tâm trạng của nhân vật nào? Ánh nhìn và tâm trạng của chủ thế về những vấn đề ấy?

Yêu cầu cần đạt:

Bến quê kể về ngƣời đàn ông “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ”, nhƣng cái bãi bồi bên kia sông Hồng, sát bến đò ngang gần nhà mình lại chƣa hề đặt chân tới. Cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo nằm liệt trên giƣờng, phải trông cậy vào vợ con và hàng xóm chăm sóc. Trong những ngày cuối đời, nằm trên giƣờng bệnh, ngƣời đàn ông đó mới chiêm nghiệm ra bao điều: cuộc sống và số phận con ngƣời chứa đầy những điều bất thƣờng, nghịch lý, ngẫu nhiên, vƣợt ra ngoài những dự định và ƣớc muốn, cả những hiểu biết toan tính khôn ngoan; “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”; thức tỉnh vẻ đẹp của đời sống ở những cái bình dị, gần gũi, thân thuộc nhƣ một “bến quê”, nhƣ bãi bồi bên kia sông Hồng; thức tỉnh về vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời vợ “vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo, chịu đựng, hi sinh từ bao đời xƣa”.

3. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tác phẩm 3.1. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện

Câu hỏi: Trong Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống đầy nghịch lý từ cảnh ngộ của nhân vật Nhĩ. Hãy cho biết tình huống ấy và tác dụng của nó đối với việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ để tƣ tƣởng của tác phẩm?

Yêu cầu cần đạt: Truyện xoay quanh hai tình huống chính - một tình huống để có truyện và một tình huống trong truyện

- Tình huống 1: Tình huống nghịch lý - Nhĩ làm công việc cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giƣờng bệnh và hành hạ nhƣ thế hàng năm trời

- Tình huống 2: Tình huống nhận thức - Khi Nhĩ phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay trƣớc cửa sổ nhà mình, nhƣng anh biết sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất đó. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện khao khát đó, nhƣng cậu lại sa ngay vào một đám chơi cờ trên hè phố. Từ đó Nhĩ có những suy ngẫm mang tính chiêm nghiệm, tổng kết của cả đời ngƣời.

Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lý trên, tác giả muốn lƣu ý ngƣời đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con ngƣời chứa đầy những điều bất thƣờng, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vƣợt ra ngoài những dự định và ƣớc muốn, cả những hiểu biết và toan tính của ngƣời ta. Nhƣng ý nghĩa tổng kết trong truyện không dừng lại ở chỗ đó. Nó còn mở ra một nội dung triết lý nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời ngƣời, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi nhƣ cái bãi bồi bên kia sông hay ngƣời vợ tần tảo, giàu tình yêu và giàu đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận đƣợc thấm thía.

3.2. Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu khung cảnh thiên nhiên trong

Bến quê.

Câu hỏi:

Khi đọc đoạn miêu tả thiên nhiên, có ngƣời liên tƣởng đến một bức tranh đầy màu sắc với cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua cách sử dụng ngôn từ cũng nhƣ câu văn, hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách liên tƣởng trên ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu cần đạt:

Khung cảnh thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong những ngày nằm trên giƣờng bệnh, qua khung cửa sổ.

+ Cảnh vật thiên nhiên đƣợc miêu tả qua cái nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành không gian có chiều sâu, rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu nƣớc đỏ nhạt lúc vào thu, vòm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 67 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)