Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 88 - 99)

7. Cấu trúc luận văn

3.6.1.Các chỉ tiêu đánh giá

Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm đƣợc chính xác và khách quan, song song với quá trình triển khai cụ thể, chúng tôi xây dựng một tiểu hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Các tiêu chí này bao quát toàn diện hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh cũng nhƣ mức độ hiểu bài của học sinh thể hiện trong bài kiểm tra sau tiết học. Ở đây, chỉ tiêu đánh giá đƣợc xem xét ở hai mặt: định tính và định lƣợng

3.6.1.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính

Đánh giá những hiệu quả khi dạy học Bến quê theo hƣớng khám phá tầng hàm nghĩa so với giờ học truyền thống thông qua việc xem xét hứng thú truyền đạt - tiếp nhận của giáo viên và học sinh; mức độ nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề so với hứng giải thƣờng gặp; khả năng nắm bắt, tái hiện kiến thức trọng tâm sau giờ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Khả năng phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi dạy học Bến quê bằng con đường dẫn dắt học sinh đọc hiểu qua ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học.

- Các dấu hiệu bên ngoài:

+ Thái độ học tập của học sinh thể hiện ở sự tập trung, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học .

+ Số lƣợng học sinh phát biểu, tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận. + Kết quả lĩnh hội nhanh chóng, chính xác, sáng tạo trong học tập. - Các dấu hiệu bên trong:

+ Khả năng phân tích, đề xuất các phƣơng án giải quyết, khả năng so sánh, khái quát hóa các sự kiện.

+ Sự vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập thực hành, luyện tập. Vận dụng vào bài viết.

Việc so sánh các năng lực đó của học sinh trong nhóm thực nghiệm và đối chứng sẽ biết đƣợc mức độ học tập tích cực của học sinh từ đố đánh giá hiệu quả về mặt định tính của một tiết học.

* Đánh giá khả năng nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh.

Chúng tôi căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra, nội dung của các bài kiểm tra đƣợc xây dựng theo ba yêu cầu của mức độ cơ bản sau:

- Biết: yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại đƣợc những kiến thức và những kinh nghiệm đã học.

- Hiểu: học sinh phải biết chuyển đổi, giải thích, cắt nghĩa, sắp xếp, diễn đạt những kinh nghiệm đã biết theo những yêu cầu khác nhau.

- Vận dụng: gồm có vận dụng thông thƣờng và vận dụng sáng tạo. Với mức độ vận dụng thông thƣờng là yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức kinh nghiệm đã học vào giải quyết các tình huống quen thuộc hoặc làm các bài luyện tập quen thuộc, đơn giản. Với vận dụng sáng tạo thì học sinh đã biết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biến đổi và di chuyển kiến thức từ bối cảnh quen thuộc sang hoàn cảnh hoàn toàn mới. Sáng tạo toàn phần một bài viết mới.

3.6.1.2. Chỉ tiêu đánh giá định lượng

Nếu nhƣ chỉ tiêu đánh giá định tính đƣợc kiểm nghiệm chủ yếu thông qua việc quan sát giờ học, phỏng vấn giáo viên và học sinh thì chỉ tiêu đánh giá định lƣợng có thể đƣợc kiểm chứng thông qua bài kiểm tra sau tiết học của học sinh. Với thang điểm 10 cho mỗi bài kiểm tra, chúng tôi đánh giá dựa và 5 mức độ sau đây:

Mức độ 1 - giỏi (9 - 10 điểm): học sinh thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của đề bài, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ở mức độ sâu rộng, không mắc lỗi hoặc mắc lỗi không đáng kể.

Mức độ 2 - khá (7 - 8 điểm): học sinh đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản của đề bài, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ở mức độ tƣơng đối sâu rộng, có thể mắc lỗi nhƣng không đáng kể.

Mức độ 3 - trung bình (5 - 6 điểm): bài làm thể hiện đƣợc yêu cầu của đề nhƣng còn nhiều sai sót, sai kiến thức nhƣng không phải là kiến thức cơ bản, nội dung còn sơ sài.

Mức độ 4 - yếu (3 - 4 điểm): bài làm có nhiều sai sót, học sinh chƣa thực hiện đƣợc hết những yêu cầu cơ bản của đề bài, nội dung phát triển của bài viết sơ sài, ít liên kết và rời rạc.

Mức độ 5 - kém (dƣới 3 điểm): học sinh gần nhƣ không đáp ứng đƣợc

yêu cầu của đề, không phát triển đƣợc ý tƣởng thành bài viết cụ thể, nội dung rời rạc và sơ sài.

3.6.2. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm chủ yếu đƣợc chúng tôi đánh giá qua chất lƣợng hiểu bài, nhớ bài và kĩ năng thực hiện các yêu cầu của đề bài kiểm tra ngắm sau tiết học ở học sinh. Dƣới đây là cấc kết quả thu đƣợc cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.1 Trƣờng Lớp Dạng lớp Sĩ số Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém THCS Đồng Bẩm 9A TN 44 3 6,8% 17 38,6% 21 47,7% 3 6,9% 0 0% 9B ĐC 44 1 2,3% 14 31,8% 24 54,5% 6 11,4% 0 0% THCS Túc Duyên 9A TN 45 5 11,1% 20 44,4% 17 37,7% 3 6,8% 0 0% 9B ĐC 45 3 6,8% 17 37,7% 20 44,4% 5 11,1% 0 0%

Tổng hợp kết quả thực nghiệm. Tính % trung bình

Bảng 3.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số học sinh

Lớp TN Lớp ĐC

Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém

89 8 9% 37 41,6% 38 42,7% 6 6,7% 0 0% 4 4,5% 31 34,8% 44 49,4% 11 11,3% 0 0% Với kết quả % trung bình nhƣ trên, có thể xác lập đƣợc biểu đồ so sánh nhƣ sau: 9 4.5 41.6 34.8 42.7 49.4 6.7 11.3 0 0 0 10 20 30 40 50 Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp TN Lớp ĐC

3.6.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài. Do đó, việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá tính khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào việc nhận xét, đánh giá kết quả bài tập vận dụng của học sinh và việc nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm qua giờ dạy thực nghiệm.

(%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì thực nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với số tiết, số lƣợng học sinh và số bài học có hạn….nên kết quả thực nghiệm chƣa thể phản ánh hết những đặc điểm, tính chất,….của phƣơng pháp dạy học văn nói chung. Vì thế, chúng tôi không xem xét thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ƣu việt, khả thi của giáo án thực nghiệm. Tuy nhiên, thực nghiệm này có thể xem là cơ sở để tham khảo và mức độ khả thi của giáo án thực nghiệm sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: năng lực sƣ phạm của giáo viên, trình độ của học sinh, cũng nhƣ các phƣơng tiện, môi trƣờng dạy học cụ thể…

* Về chất lƣợng lĩnh hội kiến thức:

Thông qua việc phân tích chất lƣợng các bài kiểm tra, chúng tôi thấy trình độ nhận thức, chất lƣợng tiếp thu kiến thức của học sinh ở các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng, biểu hiện ở những điểm sau:

- Học sinh nắm đƣợc:

+ Tầng ngôn từ trong tác phẩm

+ Nắm đƣợc hình tƣợng nhân vật: Nhĩ, Liên, Tuấn cùng lũ trẻ hàng xóm. + Nắm đƣợc những hình ảnh biểu tƣợng và ý nghĩa của chúng trong tác phẩm.

- Trên cơ sở đó, học sinh rút ra và hiểu đƣợc tầng hàm nghĩa của tác phẩm, hiểu đƣợc những gì nhà văn muốn gửi gắm.

- Biết vận dụng hiểu biết của bản thân để giải quyết nhanh, chính xác, sáng tạo các tình huống đặt ra trong mỗi bài tập.

- Độ bền kiến thức lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thể hiện ở những lần kiểm tra sau thực nghiệm.

- Năng lực nhận thức, khả năng tự giác, tính tích cực ham hiểu biết của học sinh tăng lên. Đặc biệt hình thành, phát triển các kĩ năng làm việc tự lực với sách giáo khoa của học sinh để giải quyết các tình huống đặt ra ngày càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về năng lực tƣ duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để trả lời câu hỏi. Ở các lớp thực nghiệm, học sinh có khả năng thu thập và xử lý thông tin, khả năng liên hệ kiến thức hơn hẳn các lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở khả năng quan sát, phân tích, so sánh, thu thập, sắp xếp thông tin. Những thao tác này các em ở lớp thực nghiệm đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên trong quá trình học nên đƣợc các em áp dụng rất linh hoạt vào làm bài kiểm tra. Do đó, bài kiểm tra của các em thƣờng đƣợc biểu hiện rõ ràng, mạch lạc, đúng trọng tâm. Còn học sinh ở lớp đối chứng, do ít đƣợc rèn luyện các thao tác trên nên còn chậm chạp, thụ động khi làm bài kiểm tra, các câu trả lời thƣờng dài dòng, không đúng trọng tâm, không giải thích đƣợc bản chất của vấn đề.

* Về độ bền kiến thức:

Qua 2 bài kiểm tra độ bền kiến thức chúng tôi nhận thấy: ở nhóm lớp thực nghiệm học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, logic hơn, khả năng huy động, liên hệ các kiến thức với nhau nhanh chóng hơn, thể hiện ở điểm số các bài kiểm tra có xu hƣớng ổn định, chất lƣợng các bài kiểm tra tốt hơn. Còn ở các lớp đối chứng, điểm số các bài kiểm tra độ bền kiến thức thấp hơn các bài kiểm tra ngay sau mỗi bài học. Chứng tỏ kiến thức của các em đã bị quên nhiều (kém bền vững), do đó sự liên hệ các kiến thức với nhau cũng rất kém, chất lƣợng bài làm thấp hơn nhiều so với lớp thực nghiệm, tỷ lệ khá giỏi ít.

* Trong giờ học, học sinh chú ý tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm, không

bị phân tán bới những hoạt động khác. Học sinh trong lớp không ai bị đứng ngoài văn bản trƣớc các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên.

Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời, thực hiện những nhiệm vụ học tập giáo viên đề ra, các em không còn thụ động ghi chép, hoạt động bên trong diễn ra thực sự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không khí học tập của giờ thể nghiệm rất dân chủ, hào hứng nhƣng nghiêm túc dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức của giáo viên. Học sinh đƣợc bình giá nhận xét theo quan điểm của cá nhân, tự chiếm lĩnh tri thức dƣới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật, phong cách của nhà văn. Qua bài học giáo dục cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, về con ngƣời trong tình hình xã hội hiện nay cho học sinh. Kết quả cho thấy các em nắm bài tƣơng đối tốt đặc biệt một số em rất có khả năng nhận thức, diễn đạt.

Tuy nhiên trong quá trình thể nghiệm chúng tôi nhận thấy còn điểm tồn tại về thời gian. Đây là tác phẩm hay nhƣng khó, đa tầng đa nghĩa, nhƣng thời lƣợng tiết dạy nhƣ vậy là chƣa thực sự thoải mái.

Tiểu kết chƣơng 3

Những kết quả thực nghiệm cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Việc áp dụng dạy học tác phẩm Bến quê bằng con đƣờng hƣớng dẫn

học sinh lớp 9 đọc hiểu qua ba tầng cấu trúc của một văn bản văn học là hoàn toàn phù hợp, mang lại hiệu quả cao, có tác dụng kích thích sự hứng thú, say mê học tập của học sinh.

2. Việc tổ chức quá trình dạy học theo hƣớng khám phá ba tầng cấu trúc của văn bản góp phần nâng cao chất lƣợng, nắm vững kiến thức cho học sinh, giúp học sinh có một tƣ duy mới trong việc tiếp cận kiến thức khoa học. Đồng thời có tác dụng rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, năng lực làm việc độc lập phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập từ đó học sinh thấy tự tin vào bản thân, kết quả học tập đƣợc nâng cao rõ rệt so với trƣớc đợt thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng bao giờ cũng là một quá trình sƣ phạm có mục đích và đƣợc định hƣớng rõ rệt. Mục đích cuối cùng của dạy học tác phẩm văn chƣơng là dạy nội dung ý nghĩa nhân sinh của tầng hàm nghĩa mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm tới bạn đọc: dạy học sinh cách nhìn nhận con ngƣời và cuộc sống, để từ đó hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầng hàm nghĩa ( nội dung tƣ tƣởng) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn chƣơng nhƣng để đi sâu vào tầng hàm nghĩa chúng ta không thể bỏ qua tầng ngôn từ và tầng hình tƣợng của tác phẩm. Đó là cơ sở là tiền đề để chúng ta đi sâu vào bản chất tƣ tƣởng của tác phẩm văn chƣơng.

2. Dạy học tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, từ những chiêm

nghiệm về cuộc đời và con ngƣời mang tính triết lý của Nguyễn Minh Châu - ngƣời giáo viên chú ý hƣớng học sinh đi sâu vào khai thác các tầng cấu trúc của tác phẩm để qua đó thấy đƣợc chiều sâu về nội dung và nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của ông đó là:

* Về phƣơng diện nội dung

- Cuộc sống và số phận con ngƣời thƣờng chứa đầy những nghịch lý, những ngẫu nhiên vƣợt ra ngoài những dự định, ƣớc muốn và “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

- Bởi vậy, trong cuộc đời cần biết trân trọng những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, thân thuộc ở quanh ta nhƣ bến quê, bãi bồi bên sông, ngƣời vợ hiền, lũ trẻ hàng xóm,…để khỏi phải ân hận, xót xa khi sắp phải từ giã cuộc đời

* Về đặc sắc nghệ thuật

- Những chiêm nghiệm và triết lý về đời ngƣời đƣợc nhà văn gửi gắm qua thế giới nội tâm của một nhân vật sắp từ giã cõi đời và qua nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tƣợng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Dạy học tác phẩm văn chƣơng - đặc biệt là dạy một tác phẩm đƣơng đại nhƣ tác phẩm Bến quê - một tác phẩm có nhiều cách tân về thể loại, về cách nhìn nhận con ngƣời và cuộc đời, một tác phẩm không dễ dạy, không dễ tiếp nhận. Nên việc định hƣớng về nội dung và phƣơng pháp dạy học là rất cần thiết. Trong luận văn chúng tôi đề xuất phƣơng án dạy học phù hợp với đặc trƣng thể loại và phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh lớp 9 đó là dạy học Bến quê trên cơ sở vận dụng lý thuyết về văn bản văn học để có thể hiểu đƣợc các tầng cấu trúc của văn bản theo chiều sâu và có bề rộng từ đó học sinh có thể rút ra và hiểu đƣợc tầng hàm nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm. Dạy đọc hiểu văn bản thực chất là hƣớng dẫn hoạt động tiếp nhận của học sinh, từ văn bản ngôn từ mà tái hiện thế giới hình tƣợng nghệ thuật, nắm đƣợc cách thức tổ chức ngôn từ và hình tƣợng, từ đó khám phá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

Song trên đây, chúng tôi chỉ đề xuất một cách tiếp cận mới ở một góc độ mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học văn trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, nhằm tạo ra hiệu quả tối ƣu của một giờ giảng văn: vừa tôn trọng cảm thụ chủ quan, vừa phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân học sinh và khả năng giải quyết một vấn đề thực tế của học sinh.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 88 - 99)