Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng ngôn từ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tầng ngôn từ

Ngôn từ trong Bến quê có những điểm gì đáng chú ý ở từ ngữ, lời văn và giọng điệu?

* Ngôn từ thể hiện trong nhan đề tác phẩm

Nhan đề Bến quê - một nhan đề có ý nghĩa sâu sắc và hàm chứa triết lí sâu xa nhƣng nếu hiểu theo nghĩa thực của nó thì đó là mảnh đất chôn rau cắt rốn của mỗi một con ngƣời, là miền đất ta sinh ra và lớn lên, nuôi dƣỡng tâm hồn ta ngay khí còn ấu thơ đến lúc trƣởng thành và đi xa. Cái bến quê nhỏ bé, hiền hòa biểu tƣợng cho cái gần gũi bình dị mà thân thiết nhất trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Hình ảnh Bến quê có sức gợi sâu xa, chứa đựng triết lý sâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sắc nhƣng cũng ẩn chứa một nỗi buồn về một lầm lẫn có tính phổ biến của con ngƣời “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi mà xa lắc vì Nhĩ chƣa đặt chân tới bao giờ”.

Nhƣng ở đây “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ một

cái bến sông cụ thể nào đó mà nó mang một ý nghĩa biểu tƣợng. Trong tác phẩm, hình ảnh bến quê là hình ảnh xuyên suốt (xuất hiện 7 lần). “Bến quê'' là bến đỗ của tình thƣơng, bến đỗ bình yên nhất của một đời ngƣời, là bến bờ hạnh phúc cũng nhƣ bến đời của mỗi ngƣời. “Bến quê'' còn là điểm tựa tinh thần cho mỗi ngƣời con trên chặng đƣờng của cuộc đời gặp phải nhiều rủi ro, khổ đau, bất hạnh lại tìm về để đƣợc xoa dịu, chở che, an ủi, động viên, chia sẻ, tắm mát tầm hồn suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời còn dài rộng phía trƣớc của mình.

* Ngôn từ thể hiện trong lời văn miêu tả

Miêu tả cảnh thiên nhiên: “ngoài cửa sổ bấy giờ… Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông nhƣ rộng thêm ra. Vòm trời cũng nhƣ cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nƣớc lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trƣớc khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ một màu vàng thau xen lẫn màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá nhƣ da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”.

Tác giả sử dụng hàng loạt tính từ trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên: thƣa thớt, nhợt nhạt, vãn, sót lại, đậm sắc, đỏ nhạt, rộng thêm, cao hơn, màu vàng thau, màu xanh non, thân thuộc…

Câu văn sử dụng các phép so sánh: + Mặt sông nhƣ rộng thêm ra + Vòm trời cũng nhƣ cao hơn

+ Những màu sắc thân thuộc quá nhƣ da thịt, hơi thở của đất màu mỡ → Không gian Bến quê đƣợc nhìn từ gần đến xa, mở ra có chiều rộng và chiều sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn kết truyện “Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thƣờng, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mƣời ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô ngƣời ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát y nhƣ đang khẩn thiết ra hiệu cho một ngƣời nào đó”.

Để miêu tả chân dung và hành động của nhân vật Nhĩ, tác giả cũng đã sử dụng một loạt những động từ và tính từ mạnh.

Các động từ: chứa, bấu chặt (2 lần), run lấy bẩy, thu nhặt, đu mình, nhô ngƣời, giơ, khoát khoát.

Các tính từ: đỏ rựng, long lanh, mê say, đầy đau khổ, lẩy bẩy, cuối cùng, gầy guộc, khẩn thiết.

Tác giả sử dụng câu văn dài, tràn dòng nhằm diễn tả một loạt những hành động, trạng thái của Nhĩ cùng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn: mặt mũi đỏ rựng, hai mắt long lanh, mƣời ngón tay bấu chặt vào cửa sổ, các ngón tay vừa bấu vừa run run rồi cố thu nhặt mọi chút sức lực, đu mình ra ngoài, giơ cánh tay ra ngoài khoát khoát.

→ Cách sử dụng từ cũng nhƣ câu văn góp phần giúp tác giả thể hiện hình tƣợng nhân vật Nhĩ qua đó thể hiện tƣ tƣởng tác phẩm.

* Ngôn từ thể hiện trong lời trần thuật

Lời trần thuật trong Bến quê chủ yếu xuất hiện dƣới dạng lời nửa trực tiếp khi có sự hòa thanh giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

Phân tích, giải thích, triết lý... về những vấn đề của đời sống, của số phận con ngƣời mang tính quy luật là nét ám ảnh đáng kể của ngôn ngữ trần thuật trong truyện Nguyễn Minh Châu. Do đó, giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm là giọng điệu triết lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xuyên suốt truyện là những dòng độc thoại nội tâm của Nhĩ, là những cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời. Những dòng độc thoại nội tâm, những suy nghĩ của nhân vật đan xen với ngôn ngữ kể chuyện tạo nên một giọng điệu giàu chất suy tƣ, triết lý rất đặc trƣng .

- Cảm nhận về thiên nhiên → chiêm nghiệm ra rằng “chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bên kia, cả trong những nét tiêu sơ”.

- Cảm nhận về ngƣời vợ: Nhĩ cũng chiêm nghiệm thêm một quy luật nữa ở đời ngƣời “sau nhiều tháng bôn tẩu, tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy đƣợc nơi nƣơng tựa là gia đình trong những ngày này”.

- Cảm nhận về ngƣời con trai để ông chiêm nghiệm ra rằng “con ngƣời ta trên đƣờng đời thật khó tránh đƣợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

Nguyễn Minh Châu đi sâu vào phân tích, lý giải, bình luận những vấn đề cốt tử của đời sống, nhƣ quan hệ giữa con ngƣời với hoàn cảnh, số phận con ngƣời, những giá trị gần gũi, bền vững mà thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Những dòng phân tích, triết lý, lý giải giúp ngƣời đọc có cái nhìn toàn diện sâu sắc về nhân vật và ý nghĩa tác phẩm. Chính những dòng phân tích, lý giải, triết lý đầy tình ngƣời trong Bến quê đã khơi dậy trong lòng ngƣời đọc niềm tin yêu con ngƣời và cuộc sống, tin yêu vào những giá trị bình dị mà bền vững đối với cuộc đời mỗi con ngƣời.

Trong Bến quê, sử dụng rất nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau: điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn tác giả, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, và đặc biệt phức hợp các điểm nhìn khác nhau. Và nhờ sử dụng phức hợp các

điểm nhìn khác nhau nên Bến quê nặng về cái nhìn bên trong, có sức ám ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điểm nhìn, vai kể (qua đó hình tƣợng của tác phẩm đƣợc miêu tả, kể lại, hiện lên) đƣợc chuyển đổi khá linh hoạt: từ nhân vật Nhĩ (là chủ yếu), rồi vợ anh - Liên; ngƣời kể chuyện; ông cụ giáo Khuyến, và nghệ thuật trần thuật nhƣ vậy làm cho hình tƣợng cuộc sống, con ngƣời trong văn bản trở nên sinh động gần gũi, trở nên “thật” hơn, gây ấn tƣợng hơn, thuyết phục hơn...

Ngay phần đầu câu chuyện khi miêu tả về bức tranh thiên nhiên nơi bến quê, điểm nhìn miêu tả đã lồng vào điểm nhìn tự bộc lộ của nhân vật. Sự quan sát bên ngoài đã chuyển vào sự tự thể hiện bên trong “ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thƣa thớt” đã chuyển vào bên trong điểm nhìn của Nhĩ “Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ…” rồi lại là điểm nhìn tác giả “bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu..” và cuối cùng khung cảnh thiên nhiên kết thúc trong tâm trạng, cái nhìn của Nhĩ “Suốt đời, Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chƣa bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trƣớc cửa sổ nhà mình”. Khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đã hòa nhập làm một.

* Ngôn từ thể hiện trong đoạn đối thoại: Đối thoại giữa Nhĩ và Liên; đối thoại giữa Nhĩ và Tuấn.

Từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu

Câu văn ngắn, sử dụng nhiều những dấu “…”, đằng sau mỗi câu chữ là bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm sự của các nhân vật tham gia đối thoại.

Tạo nên nhịp văn chậm rãi, giọng điệu trữ tình sâu lắng nhƣng cũng đầy trăn trở, day dứt, xót xa.

→ Góp phần thể hiện nhân vật, những trăn trở, băn khoăn, day dứt trong tâm trạng nhân vật, góp phần thể hiện chủ đề tƣ tƣởng tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh lớp 9 đọc hiểu Bến Quê qua ba tầng cấu trúc của văn bản văn học (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)