Vai trò của CNTT trong dạy học

Một phần của tài liệu dạy học hàm số - đại số với sự hỗ trợ của phần mền geometer’s sketchpad (Trang 32 - 37)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1 Vai trò của CNTT trong dạy học

Chỉ thị Số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 ban hành ngày 30/09/2008 đã khẳng định:

CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nƣớc.

Tinh thần của chỉ thị này lại một lần nữa đƣợc Chính phủ khẳng định trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 7480 Văn phòng Chính phủ về Chƣơng trình máy tính giá rẻ đảm bảo máy tính có cấu hình đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy, học tập và giải trí phù hợp với từng đối tƣợng sử dụng, đồng thời có giá phù hợp với khả năng chi trả. Ƣu tiên sử dụng hệ điều hành và phần mềm ứng dụng là các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở, qua đó

góp phần giảm giá thành và khuyến khích HS, sinh viên tham gia nghiên cứu và phát triển phần mềm mã nguồn mở.

Đổi mới PPDH phải gắn liền với đổi mới PTDH 1.2.1.1

Theo quy định giờ chuẩn của một GV THPT là 17 tiết / tuần. Bình quân mỗi GV dạy từ 3 đến 4 lớp (40-45 HS/lớp), thƣờng là ở 2 khối lớp. Bên cạnh đó là các công tác kiêm nhiệm nhƣ: chủ nhiệm lớp, đoàn thể, và nghiên cứu khoa học,... Hầu hết GV đều thích ứng dụng các PPDH tích cực, hiện đại nhƣ tăng cƣờng giao tiếp, sử dụng tình huống, cho HS làm các bài tập nhóm, thảo luận nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề,... Nhƣng điều gì hạn chế việc ứng dụng những phƣơng pháp này? Đơn giản và cụ thể nhất là quy mô lớp học. Với một lớp học có 35-45 HS và PTDH truyền thống, dù cố gắng đến mấy cũng không thể triển khai các PPDH tích cực, hiện đại một cách dễ dàng. Không thể có đủ thời gian để cho mỗi HS thậm chí là nhóm HS trình bày thảo luận trên lớp vì có quá nhiều nhóm. Theo khuyến cáo mỗi nhóm nên có 6-8 HS với kiến thức cá nhân càng khác biệt càng tốt. Muốn cho HS xem các CD cũng rất bất tiện vì không có trang thiết bị, phòng chuyên dụng. Mỗi khi giảng dạy với các thiết bị này, GV phải tốn thêm khoảng thời gian không nhỏ cho việc chuẩn bị và kích hoạt chúng. Ngoài kiểm tra định kỳ, và thi học kỳ là bắt buộc, nếu muốn cho các em làm thêm bài tập ngoài SGK thì quả thực là nỗ lực vƣợt bậc về thời gian và công sức. Các em phải học đến 13 môn và phải đi học ngày 2 buổi là việc xảy ra ở hầu hết các ngày trong tuần. Sự chi phối sức tập trung, thời gian cho các môn học dẫn đến sự đầu tƣ cho bài học không nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học tập kém hiệu quả. Các hoạt động học tập đƣợc GV thiết kế cho HS tham gia cuối cùng lại đƣợc chính GV thực hiện. Hệ quả tất yếu là GV vẫn phải cố gắng dung hòa bằng cách tăng lƣợng thông tin trên lớp (thầy giảng) để đảm bảo kiến thức cho HS.

Dạy học lấy HS làm trung tâm không phải là một PPDH cụ thể. Đó là một tƣ tƣởng, một quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, tổ chức, đánh giá… chứ không phải chỉ liên quan đến phƣơng pháp dạy và học.

Từ những đổi mới về mục tiêu chƣơng trình, kế hoạch dạy học, PPDH cần đƣợc đổi mới theo hƣớng:

▫ Tăng cƣờng trực quan, thực hành trong mỗi giờ học.

▫ Trong các giờ học, GV giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho HS thu nhận kiến thức, hình thành kỹ năng thông qua việc tổ chức giờ học dƣới nhiều hình thức tích cực. Lúc này xuất hiện mâu thuẫn với thời gian và điều kiện dạy học cụ thể ở trƣờng THPT.

Những khó khăn trên cho thấy việc sử dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết. Với một chiếc máy chiếu và một laptop nhỏ gọn, thời gian khởi động, kết nối và thao tác nhanh chóng, những vấn đề nêu trên sẽ đƣợc giải quyết thỏa đáng. Việc chuẩn bị bài của HS đƣợc giảm nhẹ. GV có thể kiểm tra, huy động kiến thức cũ một cách hiệu quả từ các mô hình, hoạt động, câu hỏi gợi mở,... thậm chí là trò chơi đƣợc thiết kế sẵn. Với các Hand out đƣợc in ra cho mỗi HS, GV tiết kiệm đƣợc khoảng thời gian ghi chép đủ lớn để dành cho các hoạt động của HS. Hơn nữa các em còn có điều kiện luyện tập viết tốc ký, lắng nghe hiệu quả và rút ra ý chính của nội dung bài học, sử dụng hợp lý các ký hiệu.

Rõ ràng mục tiêu ban đầu của CNTT không phải là dạy học. Nhƣng các PMDH hiện nay đã và đang khẳng định vị trí của chúng đối với mục tiêu dạy học. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học toán không chỉ để minh họa cho các bài dạy, mà theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà giáo dục học trên thế giới, các Viện nghiên cứu Công nghệ giáo dục gắn với các tập đoàn nhƣ Intel, IBM, Microsoft đã đề xƣớng các PPDH mới nhờ sự hỗ trợ của CNTT, làm rõ PPDH lấy HS làm trung tâm. Thông qua học toán với sự hỗ trợ của máy tính HS đƣợc học tích hợp liên môn, đƣợc học qua thực tiễn.

Thế nhƣng trong một khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học toán đƣợc tiến hành với 35 GV bộ môn toán THPTtrên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, kết quả là:

▫ 25/35 GV (71.42%) cho rằng yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định dạy học với BGĐT thay cho bài giảng thông thƣờng trƣớc hết là điều kiện cơ sở vật chất của

đơn vị và của cá nhân. Không thể dạy học với BGĐT khi mà nhà trƣờng không có những trang thiết bị cần thiết hay bản thân GV không có laptop. Tiếp đến là khả năng sử dụng máy vi tính của bản thân. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian soạn giảng, khả năng khai thác các tiện ích mà CNTT mang lại cũng nhƣ sự tự tin, linh hoạt khi giảng dạy trên lớp. Sau cùng là tác động giữa mục tiêu, nội dung PPDH và đối tƣợng HS. 8/35 GV (22.85%) đã từng sử dụng PMDH toán và cũng chỉ có 2 trong 8 GV này (5.71%) sử dụng PMDH để kiến tạo cho HS hoạt động tích cực. Các GV còn lại sử dụng chúng để vẽ hình hay trình chiếu. Do đó, đối với các câu hỏi về mục tiêu của việc sử dụng PMDH, PMDH cụ thể nhƣ Geometer’s Sketchpad (GSP) có thể sử dụng để dạy chuyên đề nào thì đa số những GV này không xác định đƣợc.

▫ “Trăm hay không bằng tay quen”, hơn nữa kiến thức sẽ phong phú hơn khi ta đầu tƣ và chia sẽ nó. Vai trò của CNTT rõ ràng rất quan trọng trong việc đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Nhƣng việc vận dung trong thực tiễn còn một khoảng cách rất lớn. Việc khai thác, vận dụng các PMDH gần gũi, dễ sử dụng sẽ là giải pháp khả thi đối với thực tiễn dạy học hiện nay. Khi mà trang thiết bị cần thiết ở các trƣờng đều đã đƣợc trang bị đầy đủ nhƣ hiện nay thì khả năng sử dụng, khai thác PMDH của GV trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Vai trò của PTDH trong đổi mới PPDH 1.2.1.2

Trong sơ đồ Hình 1.1, PTDH là công cụ chủ lực để thực hiện MTDH. MTDH khác nhau thì NDDH, PPDH, PTDH, hình thức TCDH và KT-ĐG cũng phải khác nhau. PTDH đƣợc coi là yếu tố thể hiện sự tƣơng tác giữa PPDH với nội dung dạy học, cách TCDH và với việc KT-ĐG kết quả học tập của HS. NDDH đƣợc biểu hiện dƣới nhiều dạng khác nhau, mức độ khó dễ khác nhau dẫn đến việc sử dụng PPDH, PTDH và hình thức TCDH, KT-ĐG khác nhau. Hơn nữa PTDH giúp thay đổi PPDH và hình thức TCDH kịp thời, giúp cho sự tập trung chú ý của HS đƣợc duy trì trong suốt quá trình học , giúp đạt đƣợc mục đích KT-ĐG.

Nếu xét về phƣơng diện nhận thức thì PTDH vừa là trực quan sinh động, vừa là phương tiện để nhận thức và đôi khi còn là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Hiệu quả của quá trình dạy học tùy thuộc vào sự lựa chọn và vận dụng PPDH, PTDH và hình thức tổ chức dạy học một cách khoa học.

Với vai trò là PTDH, PMDH bộ môn có một số ưu điểm sau:

▫ Cung cấp kiến thức chung một cách chắc chắn, chính xác và trực quan tạo điều kiện để HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trƣờng sống. Qua đó kích thích đƣợc hứng thú học tập của HS.

▫ Giúp phát triển mối quan tâm về c ác lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập.

▫ Rút ngắn thời gian giảng dạy ở mỗi chủ điểm mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.

▫ Gia tăng cƣờng độ lao động tích cực của cả GV và HS. Thúc đẩy sự tƣơng tác: giao tiếp, trao đổi thông tin, giữa GV-HS, HS-HS, GV-PTDH, HS-PTDH do đó giúp HS tăng cƣờng trí nhớ, làm cho việc học tập có hiệu quả, lâu bền.

▫ Thể hiện đƣợc những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận đƣợc. Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận đƣợc thành cái có thể tiếp cận đƣợc. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phƣơng tiện tƣơng tự.

Một phần của tài liệu dạy học hàm số - đại số với sự hỗ trợ của phần mền geometer’s sketchpad (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)