Kiến nghị với các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 85 - 86)

- Các khoản tương đương tiền 00,00 00,00 117.290,00 24,

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÒA PHÁT.

3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng.

Trong nền kinh tế trị trường đang phát triển ở Việt Nam, vai trò của các tổ chức tín dụng rất lớn trong việc điều chuyển và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Bảng cân đối kế toán qua các năm cho thấy: Tỷ trọng vốn vay trong phần nguồn vốn của Công ty CP Nội thất Hòa Phát chiếm đến 30%. Quan hệ của Công ty với các Ngân hàng Thương mại diễn ra thường xuyên, khăng khít. Do vậy, quyết định của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến hạn mức tín dụng cấp cho Công ty.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, tác giả đề xuất với các tổ chức tín dụng như sau:

Một là, các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện để Công ty có thể tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng (kể cả các nguồn ngắn, trung và dài hạn), để Hòa Phát có thêm cơ hội đầu tư trang - thiết bị hiện đại, mở rộng hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Hai là, các tổ chức tín dụng cần tăng cường giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn vay của mình. Có như vậy, các tổ chức tín dụng mới có thể kiểm soát được khả năng thanh toán các món nợ của Công ty từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. Việc giám sát đó sẽ khiến các doanh nghiệp chú trọng hơn công tác quản lý và sử dụng tài sản của mình.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có thể quản lý và giám sát Công ty - Thông qua các chính sách về lãi suất, tỷ giá, để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của mình hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát (Trang 85 - 86)